5 kinh nghiệm mở cửa hàng thời trang tiết kiệm chi phí
Kinh doanh thời trang không phải là một xu hướng mới nhưng ngày càng trở nên thịnh hành trong những năm gần đây. Bất kể là một doanh nhân dạn dày kinh nghiệm, một nhân viên công sở thêm nghề tay trái hay một sinh viên với đam mê thời trang, bạn cũng có thể xây dựng ý tưởng về một cửa hàng thời trang của riêng mình. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần chuẩn bị cho mình một hành trang vững vàng về con đường đã lựa chọn. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích cho bạn trước khi bắt tay xây dựng một kế hoạch kinh doanh shop thời trang:
1. Xác định loại hình cửa hàng
Bên cạnh việc bán hàng tại cửa hàng truyền thống, một hướng đi khác là bạn có thể mở shop bán hàng online. Với tốc độ phát triển Internet nhanh như hiện nay, cùng sự nở rộ của các trang thương mại điện tử, thói quen mua quần áo online ngày càng phổ biến. Chỉ cần tạo một gian hàng trên các trang web rao vặt, các trang mạng xã hội, bạn có thể bắt đầu ngay vào công việc kinh doanh của mình. Đơn giản và tiết kiệm chi phí là thế mạnh của phương pháp kinh doanh online, tuy nhiên, kinh doanh cửa hàng truyền thống sẽ giúp bạn thu hút lượng khách hàng ổn định hơn, đồng thời tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi có thể xem và thử trực tiếp sản phẩm.
2. Xác định vốn
Sau khi đã chọn được loại hình kinh doanh thì việc tiếp theo là xác định nguồn vốn thích hợp cho ngành hàng tương ứng và qui mô mà bạn muốn. Việc bán online sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí thuê mặt bằng và nhân công. Ví dụ, với một cửa hàng quần áo phổ thông, chỉ với 10 tới 30 triệu, bạn có thể bắt tay vào kế hoạch nhập hàng và quảng cáo online cho shop của mình. Trong khi đó, nếu mở cửa hàng thì bên cạnh chi phí thuê cửa hàng, dao động trong khoảng 10 – 30 triệu tùy khu vực, chi phí nhập hàng từ 40 đến 70 triệu, bạn cũng cần tính đến các chi phí khác như bảng biển, giá treo đồ, trang trí cửa hàng…
3. Mặt bằng
Với phương pháp kinh doanh cửa hàng truyền thống, mặt bằng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Người Việt có thói quen mua sắm theo khu vực, buôn bán theo dạng quần thể nên thường có những khu phố dành riêng cho từng mặt hàng. Nếu vốn đầu tự không đủ để bạn thuê mặt bằng tại những khu vực như thế này thì bạn có thể chọn cho mình ở những khu vực đông dân cư sinh sống, có trình độ dân trí cao. Sau đó tập trung vào việc thiêt kế lôi cuốn để thu hút được người xem. Trưng bày sản phẩm bắt mắt, mẫu mã đa dạng, quần áo màu sắc, kiểu dáng thời trang….
4.Nguồn hàng
Hàng đẹp là tiêu chí quan trọng nhất để shop của bạn thu hút khách hàng dù cho giá cả của bạn cao hơn một chút. Vì thế, ngay từ khâu đầu vào, bạn cũng nên chọn lựa kỹ càng, từ chất liệu, kiểu dáng, độ bền, tất cả phải luôn là tốt nhất tương xứng với số tiền mà khách hàng bỏ ra, tạo niềm tin tưởng lớn cho khách hàng.
5. Quản lý tốt hoạt động bán hàng với phần mềm bán hàng
Mất kiểm soát với các hoạt động kinh doanh của cửa hàng chính là lý do khiến nhiều cửa hàng thua lỗ và dẫn tới việc phải đóng cửa. Do đó, sát sao các số liệu bán hàng, doanh thu, tồn kho … chính là yếu tố quan trọng cần được các chủ cửa hàng quan tâm. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý hoạt động bán hàng là một xu hướng mới, tiên tiến được nhiều chủ cửa hàng áp dụng.
Tiêu biểu, phần mềm quản lý bán hàng phan mem quan ly ban hang giúp bạn thấy được tổng quan tình hình kinh doanh của cửa hàng với các báo cáo bán hàng theo quý / tháng hay từng ngày cụ thể. Số liệu tồn kho liên tục được cập nhật trên hệ thống, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho hoạt động kiểm đếm. Bên cạnh đó, quy trình thanh toán cũng trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn bao giờ hết, với các thông tin được lưu trữ và tính toán hoàn toàn tự động trên hệ thống.