Mách bạn chia đều CHI PHÍ MỞ CỬA HÀNG SỬA XE MÁY hợp lý
Trong ngành nghề bảo dưỡng và sửa chữa xe máy, nhu cầu và tính cạnh tranh rất cao. Nếu đầu tư một cách ồ ạt, từ máy móc, thiết bị, mặt bằng mà không suy xét cẩn thận rất dễ ăn phải “trái đắng”. Do đó, câu hỏi muôn thuở ai cũng băn khoăn là “chi phí mở cửa hàng sửa xe máy bao nhiêu là đủ”, phan mem quan ly ban hang sẽ tư vấn cho bạn cách đầu tư hợp lý nhất, dù bạn có ít vốn hay vốn dày.
1. Đầu tư trang thiết bị đối với trường hợp chưa có nhiều vốn
Ở thời điểm ban đầu, khi chưa có nhiều vốn, bạn chỉ cần mở một cửa hàng nhỏ, giải pháp dành cho các chủ kinh doanh là đầu tư trang thiết bị theo giai đoạn, tức là đầu tư vào những trang thiết bị cần thiết trước, sau đó khi có nhiều khách hàng bạn có thể sắm trang thiết bị dần dần. Những trang thiết bị ban đầu cần đầu tư bao gồm: máy nén khí, thiết bị cầm tay như cờ lê, mỏ lết, máy mài xăm, keo, miếng vá … đã đủ để cho bạn hành nghề.
Trong loại hình sửa chữa xe quy mô nhỏ, bạn chưa cần tốn quá nhiều chi phí vào phụ tùng để sẵn ở cửa hàng, bởi xe máy có rất nhiều chủng loại, mỗi chủng loại lại có rất nhiều phụ tùng, do đó nếu mua để sẵn sẽ không tránh khỏi tình trang tồn kho. Giải pháp dành cho bạn đó là liên hệ trước các đầu mối cung cấp phụ tùng, để khi cần bạn chỉ cần kêu thợ chạy ra các đầu mối này lấy hàng về (nếu bạn chuyên sửa chữa Honda, hãy tìm kiếm các đầu mối buôn bán phụ tùng Honda uy tín, chất ượng; với các hãng khác cũng tương tự). Về chi phí dầu nhớt, bạn có thể liên hệ nhân viên kinh doanh của nhãn dầu nhớt nào đó để thương lượng về gói dầu sản phẩm. Những phương pháp này sẽ giúp bạn giảm được chi phí mở cửa hàng sửa xe máy xuống, tránh bị ngâm vốn.
Chi phí: khoảng 20 triệu
2. Đầu tư trang thiết bị đối với vốn ban đầu lớn
Nếu bạn có thể đầu tư vào chi phí mở cửa hàng sửa xe máy một cách bài bản, như trung tâm hay một đại lý bảo dưỡng, bạn có thể mua đầy đủ các thiết bị để phục vụ khách hàng tốt hơn, bao gồm:
- Máy tháo vỏ (số lượng: 1): giá cả dao động từ 14-19 triệu tùy nhu cầu
- Bàn xe nâng máy (số lượng: 1 - 5 cái): tổng chi phí dao động từ 4 - 20 triệu
- Máy nén khí (số lượng: 1 cái): trên thị trường giá cả đang dao động từ 3 - 9 triệu
- Súng xiết bu lông (số lượng: 1 – 3 cái): tổng chi phí dao động từ 1,5 – 5 triệu
- Máy súc rửa kim phun (số lượng: 1 cái): giá dao động từ 10 – 18 triệu
- Máy chuẩn đoán lỗi xe máy (số lượng: 1 cái) : giá dao động từ 7 – 14 triệu
- Các thiết bị khác như cờ lê, mỏ lết, máy mài xăm, keo, miếng vá……: chi phí dự trù khoảng 2 – 3 triệu
Chi phí: tổng chi phí cho các thiết bị trên sẽ rơi vào tầm 30 - 100 triệu. Ngoài ra, nếu bạn muốn sắm thêm một số thiết bị khác để có thể thu hút thêm khách hàng như máy nắn khung càng, máy vệ sinh buồng đốt.. thì chi phí sẽ cộng thêm tầm khoảng 10 - 30 triệu.
3. Các chi phí khác cần lưu ý
Bên cạnh các trang thiết bị cần thiết cho việc sửa chữa xe máy, chủ đầu tư còn cần lưu ý về các chi phí khác như: mặt bằng, điện nước, tiền lương cho nhân viên.
- Về mặt bằng: diện tích tối thiểu cho 1 tiệm sử xe máy là 3 x 4m, nếu có vốn đầu tư dày bạn có thể thuê mặt bằng có diện tích lớn hơn từ 25 - 40m2. Chi phí dao động thuê mặt bằng cho cửa hàng xe máy sẽ rơi vào tầm khoảng 10 - 30 triệu đồng. Khi chọn thuê mặt bằng, bạn cũng cần lưu ý chọn những nơi có diện tích xe cộ lưu thông tốt, đông dân cư, ít đối thủ cạnh tranh.
- Điện nước: rơi vào tầm 2 - 3 triệu/tháng
- Tiền lương cho nhân viên: theo khảo sát, nếu bạn tuyển những người vừa học nghề xong sẽ rơi vào 5 - 10 triệu, với những người đã cứng tay, mức lương có thể cao hơn, có thể rơi vào tầm 10 - 15 triệu.
- Phần mềm quản lý cửa hàng xe máy: nếu cửa hàng của bạn có quy mô lớn, bạn sẽ cần phải lưu ý về vấn đề quản lý phụ tùng như lốp xe, bu-lông, ốc vít, xăm… từng mẫu mã chủng loại của từng loại xe. Nếu chỉ quản lý bằng sổ sách sẽ rất mất thời gian và dễ bị nhầm lẫn, hoặc nếu bạn lưu trữ thông tin hàng hóa bằng Excel, thì việc kiểm tra lại mẫu mã, đặc điểm từng sản phẩm cũng không phải dễ. Do đó, việc sử dụng thêm sẽ vô cùng cần thiết, khiến cho cửa hàng của bạn hoạt động hiệu quả. Chi phí cho một phần mềm quản lý như vậy sẽ rơi vào khoảng 3.000đ/ngày rẻ như 1 ly trà đá là bạn đã có một công cụ quản lý hiệu quả ngay từ những ngày đầu kinh doanh.
Tổng kết lại: Nếu bạn muốn mở một tiệm sửa xe máy, bạn phải có trong tay số vốn từ 60 triệu đến 200 triệu. Đó là chi phí đã bao gồm cho thiết bị, phụ tùng, mặt bằng và các chi phí khác như điện nước, tiền lương cho nhân viên, phần mềm quản lý… Tùy thuộc vào số vốn đã có trong tay, phan mem quan ly ban hang tin chắc rằng bạn sẽ có phương án đầu tư chi phí mở cửa hàng sửa xe máy một cách hợp lý và hiệu quả.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất