Mọi doanh nghiệp thành công đều xuất phát từ một ý tưởng. Đây là một nguyên lý cơ bản mà bất cứ ai đều hiểu và theo đuổi để tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt khác của vấn đề, mọi doanh nghiệp cần một ý tưởng tốt để phát triển không có nghĩa là đó là điều duy nhất mà họ cần để thành công. Đáng tiếc rằng đây lại là sai lầm mà rất nhiều người đã gặp phải trên con đường làm giàu của mình. Đã có vô số những doanh nghiệp được hình thành từ những ý tưởng tuyệt vời, để rồi sụp đổ bởi việc quá dựa dẫm vào ý tưởng đó mà quên đi rằng còn rất nhiều điều họ cần phải chú trọng vào. Vậy, nguyên nhân là do đâu?
1. Ý tưởng tốt không nhất thiết là phải độc.
Một ý tưởng “tốt” có thể mang về lợi nhuận cho bạn, tuy nhiên không có gì đảm bảo là không có ai đó khác cũng đã và đang làm điều tương tự như bạn theo cách của riêng họ. Một chút nghiên cứu về thị trường sẽ bảo vệ bạn trong cuộc cạnh tranh này. Nếu bạn tìm thấy một đối thủ với ý tưởng tương tự, bạn có thể lựa chọn hoặc là rút lui trước khi đầu tư quá nhiều, hoặc là làm ý tưởng của bạn trở nên khác biệt để có thể tự mình dành lấy thị phần riêng. Tất nhiên bạn vẫn phải cẩn trọng. Một khi ý tưởng của bạn thành hình và phát triển thành một công việc kinh doanh, các đối thủ sẽ xuất hiện và đe dọa công việc của bạn.
2. Lựa chọn thời điểm: cực kỳ quan trọng
Có rất nhiều lý do để một công việc kinh doanh trở nên thành công, và lý do lớn nhất chính là ở thời gian. Một ý tưởng tốt nếu xuất hiện trước khi thị trường sẵn sàng đón nhận thì sẽ có thể tắt ngúm dù cho tiềm năng của nó có lớn đến đâu đi chăng nữa. Tương tự, một ý tưởng nếu đến quá muộn – khi thị trường đã bão hòa và đang tìm kiếm xu hướng mới – cũng sẽ thất bại thảm hại. Việc lựa chọn thời điểm để kinh doanh là điều thiết yếu để có thể đạt được thành công. Đừng quá kỳ vọng vào ý tưởng của bạn mà quên đi điều quan trọng nhất là nhu cầu của thị trường.
3. Ý tưởng trên giấy không phải lúc nào cũng thành hiện thực.
Bạn nên đảm bảo là nếu bạn có một ý tưởng tốt thì bạn cũng nên có một kế hoạch kinh doanh tốt. Kế hoạch này sẽ mô tả chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn, từ các nhà cung cấp, nguồn hàng cho tới ước tính doanh số, thời điểm bạn sẽ có lãi... Theo lý thuyết, các con số có thể hỗ trợ cho ý tưởng của bạn, và kế hoạch của bạn trông có vẻ rất khả thi. Nhưng ngoài đời thực không phải lúc nào cũng như trên giấy tờ. Khách hàng có thể sẽ không hứng thú với ý tưởng của bạn như họ đã trả lời khi bạn là nghiên cứu thị trường, chi phí để duy trì việc kinh doanh cũng cao hơn những gì bạn dự tính. Những hiểm họa không thể lường trước đó sẽ luôn đe dọa ý tưởng tuyệt vời của bạn.