Hụt vốn kéo dài vì 4 sai lầm KINH DOANH PHỤ KIỆN THỜI TRANG

Kinh doanh phụ kiện thời trang tưởng chừng dễ dàng nhưng có tới 2/3 số cửa hàng gặp phải 4 sai lầm nghiêm trọng dưới đây. Đọc ngay bài viết sau để biết mình có nằm trong số đó hay không và đừng quên đưa ra những thay đổi cần thiết nếu bạn cũng mắc phải những điều này.

hut-von-keo-dai-vi-4-sai-lam-kinh-doanh-phu-kien-thoi-trang-1

1. Tự tin với nguồn hàng phụ kiện thời trang giá gốc

Không ít người sau khi tìm được 2 hoặc 3 địa chỉ có giá sỉ tốt, có mối A, anh B, cửa hàng C cung cấp nguồn hàng được quảng cáo là giá tận gốc liền tự tin nhập hàng về kinh doanh. Đừng vội vàng coi đây là một lợi thế, bởi điều này chưa chắc sẽ mang lại nhiều giá trị thật sự cho bạn.

Trước tiên, cho dù là người quen thân thì rõ ràng, người đổ buôn hàng cho bạn vẫn là một nhà kinh doanh, dĩ nhiên, họ cần có lãi. Giá cả của mặt hàng có tốt hay không sẽ chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, đừng chờ đợi vào “tình thân”.

Để tìm được nguồn hàng tốt giúp việc kinh doanh phụ kiện thời trang đạt lợi nhuận cao, bạn phải dành một thời gian dài để tìm hiểu, so sánh giá cả, chất lượng ở nhiều địa chỉ. Thông thường, nguồn hàng giá gốc thật sự sẽ chỉ có ở các xưởng, các nhà máy sản xuất mà để lấy được hàng tại đây bạn phải nhập số lượng vô cùng lớn.

Tâm huyết với nghề, kinh nghiệm và năng khiếu buôn bán cùng khả năng quảng cáo, marketing sẽ là những tuyệt chiêu hiệu quả khác giúp bạn nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Vì vậy, cho dù không thể phủ nhận được mức độ quan trọng của nguồn hàng, nhưng đừng quá lo lắng vì bạn vẫn còn rất nhiều phương án khác giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

2. Nhập hàng phụ kiện thời trang phục vụ cho mọi đối tượng

Bạn cho rằng mặt hàng của bạn đáp ứng được nhu cầu của càng nhiều đối tượng thì mức tiêu thụ sẽ càng tốt? Việc ôm quá nhiều đối tượng khách hàng với suy nghĩ “ai cũng sẽ mua được hàng” là vô cùng sai lầm. Ngay cả một siêu thị lớn đôi khi cũng không thể đáp ứng được mong muốn của tất cả khách hàng, thì một cửa hàng kinh doanh phụ kiện thời trang chỉ vài chục mét vuông liệu rằng có thể làm điều đó được tốt?

Đã có không ít doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện thời trang rơi vào tình trạng “phá sản” chỉ vì sai lầm trong suy nghĩ đa dạng hóa khách hàng. Đừng cố gắng đi vào lối mòn đó, hãy tập trung tìm kiếm những sản phẩm có nét riêng biệt, độc đáo, phù hợp với một vài đối tượng nhất định. Tuy nhiên, đừng cố gắng làm điều gì đó quá “dị thường”, bởi những sản phẩm như vậy sẽ có rất nhiều rủi ro.

hut-von-keo-dai-vi-4-sai-lam-kinh-doanh-phu-kien-thoi-trang-2

3. Ôm nguồn hàng phụ kiện với số lượng lớn

Rủi ro kinh điển nhất của bất cứ người kinh doanh nào chính là hàng tồn kho, hàng lỗi mốt. Đặc biệt đối với ngành hàng thời trang, sản phẩm đã lỗi mốt sẽ gần như không có phương án tiêu thụ nào hiệu quả. Vì vậy, nếu như không có đầu ra nào chắc chắn thì bạn đừng dại mà ôm về quá nhiều, cho dù giá rẻ, ưu đãi lớn hay chiết khấu cao đến mấy.

Đừng theo ý kiến chủ quan đánh giá mẫu mà, sản phẩm này đẹp, chắc sẽ có nhiều người mua, sẽ bán được nhiều mà vội vàng ôm đồm quá nhiều hàng hóa. Mốt thời trang thay đổi liên tục theo từng mùa, thậm chí từng tháng trong năm. Hơn nữa, thẩm mĩ của mỗi người sẽ khác nhau, không có điều gì chắc chắn cả.

Để an toàn khi bước chân vào nghề, thời gian đầu bạn nên nhập các mặt hàng với số lượng ít, bán từ từ để hiểu được nhu cầu của khách hàng, mặt hàng nào, mức giá nào sẽ dễ tiêu thụ nhất. Thậm chí, trong những đợt hàng đầu bạn có thể không cần nhiều lãi mà chỉ bán để làm quen với khách hàng.

Nếu như rơi vào tình trạng tồn kho, bạn cần  đưa ra phương án để tiêu thụ số hàng này nhanh chóng, bởi càng để lâu, hàng sẽ càng lỗi mốt và khó bán ra. Phần mềm quản lý bán hàng thời trang sẽ là cách để bạn kiểm soát hàng tồn kho chính xác và dễ dàng, từ đó bạn có được phương án tiêu thụ sản phẩm phù hợp nhất cho cửa hàng của mình.

4. Kinh doanh kiểu “nghệ sĩ”

Đây chính là một sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, nhất là đối với những người kinh doanh phụ kiện thời trang hiện nay. Sai lầm này thể hiện ở chỗ:

- Không quan tâm tới xu hướng, thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng mà chỉ nhập hàng theo sở thích.

- Chỉ chăm chút đến cửa hàng, website, hình ảnh quảng cáo mà không chú ý đến sản phẩm hay dịch vụ của mình.

- Mở cửa hàng chỉ đơn giản là mong muốn sở hữu cửa hàng riêng chứ không hề có mục đích hay chí tiến thủ trong kinh doanh.

- Háo hức, tỉ mỉ trong thời gian đầu nhưng sau một thời gian không mang lại nhiều kết quả thì lại nhanh chóng chán nản, không còn hứng thú.

Kinh doanh thì cần phải có khách hàng, dù chủ cửa hàng có muốn thể hiện cá tính cũng hãy biết lắng nghe nhu cầu của người mua, vì nếu không có họ cửa hàng bạn mở ra sẽ chỉ dùng để trưng bày chứ không thể sinh ra lợi nhuận. 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất