3 bí quyết BÁN HÀNG QUẦN ÁO đạt doanh thu mơ ước

Giữa một “rừng” địa chỉ bán hàng quần áo, phải làm gì để khách dừng chân tại cửa hàng của bạn lâu hơn? Không ít nơi bán quần áo sau một thời gian hoạt động đã phải đóng cửa vì không đạt lợi nhuận mong muốn. Đọc ngay 3 bí quyết dưới đây để doanh thu tăng nhanh như mơ ước.

3-bi-quyet-ban-hang-quan-ao-dat-doanh-thu-mo-uoc-1

1. Có sáng kiến riêng

Các địa chỉ bán hàng quần áo đã “nhan nhản” trên khắp các thị trường lớn nhỏ, vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển dài lâu, bạn luôn cần có những phương pháp tiếp cận khách hàng, chào hàng và giới thiệu sản phẩm mới mẻ, sáng tạo, thể hiện cá tính riêng.

Có 2 điều bạn phải ghi nhớ trong quá trình sáng tạo, lấy nó là kim chỉ nam cho toàn bộ những phương pháp mà bạn nghĩ ra:

a) Khách hàng không mua sản phẩm, họ bỏ tiền ra để mua giá trị sản phẩm.

Ví dụ:

+ Khi mua một chiếc áo hàng hiệu đắt tiền là khách hàng đang bỏ tiền ra để mua sự đẳng cấp.

+ Khi mua một chiếc áo phông đơn giản, dễ mặc là họ mua cảm giác thoải mái, dễ chịu.

+ Khi mua một chiếc áo khoác bông dày dặn, họ mua sức khỏe.

b) Phải xác định được điều mà người mua MUỐN hoặc CẦN, từ đó trình bày để khách hàng hiểu được những giá trị mà sản phẩm mang lại phù hợp với những yêu cầu của họ ra sao.

Ví dụ, khi khách hàng hỏi mua một chiếc áo khoác cho mùa Thu-Đông, bạn cần hỏi han nói chuyện để nắm được vì sao họ lại chọn sản phẩm đó:

+ Khách hàng mua vì đây là xu hướng đang thịnh hành, hãy tư vấn khách bằng những câu: “Mẫu này nhà em rất nhiều người tìm mua, hàng này đang được ưa chuộng lắm, rất hợp mốt.”

+Khách hàng mua để phục vụ công việc, bạn nên nói: “Mẫu này dễ mặc, lịch sự, rất phù hợp để mặc đi làm hay tiếp khách.”

+ Khách mua gì giá rẻ, bạn có thể “tấn công” bằng những câu: “Đợt này là đợt hàng cuối chỉ còn vài chiếc nên nhà em để giá rẻ, không còn chỗ nào rẻ hơn được!”.

Tóm lại, hãy khéo léo tìm ra được giá trị mà khách hàng mong muốn sản phẩm mang lại, tự đó đưa ra những phương án bán hàng phù hợp, thu hút, kích thích hàng vi mua của khách hàng.

3-bi-quyet-ban-hang-quan-ao-dat-doanh-thu-mo-uoc-2

2. Có kế hoạch cụ thể trước khi hành động

Làm bất cứ một việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể, bán hàng quần áo cũng không ngoại lệ. Đưa ra một kệ hoạch với từng bước chi tiết sẽ giúp hoạt động bán hàng được thuận lợi và suôn sẻ. Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng quần áo cho sinh viên, đến mùa khai trường, nhu cầu mua sắm quần áo lớn dần, bạn cần đặt ra một kế hoạch bán hàng cụ thể.

+ Bước 1: Xác định số tiền mà đa số sinh viên sẵn sàng chi trả để mua quần áo trước kỳ học.

+ Bước 2: Lập danh sách những sản phẩm nằm trong phạm vi chi tiêu đó.

+ Bước 3: Nhập hàng, bày bán sản phẩm. Lưu ý bên cạnh mức giá thì cũng cần quan tâm đến mẫu mã, xu hướng thời trang mà sinh viên ưa chuộng.

+ Bước 4: Lựa chọn những sản phẩm chính để bày ở những vị trí bắt mắt và đưa ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn.

+ Bước 5: Dự kiến sẽ chạy chương trình trong khoảng thời gian bao lâu, chi phí thế nào, lợi nhuận mang ở mức nào là đạt.

+ Bước 6: Đưa ra phương án thực hiện chương trình, quảng bá sản phẩm mới.

Như vậy với 6 bước cơ bản trong bảng kế hoạch bán hàng quần áo Thu - Đông trên, bạn sẽ xác định được hướng đi cho cửa hàng, từ đó tiết kiệm thời gian, chủ động hoàn thành công việc và bám sát theo mục tiêu đề ra. Nhờ vậy mà hoạt động buôn bán sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, doanh thu tăng lên nhanh chóng.

3. Biết rõ thứ mình đang bán

3-bi-quyet-ban-hang-quan-ao-dat-doanh-thu-mo-uoc-3

Bạn sẽ không bán được hàng nếu như bản thân bạn không nắm được mình đang bán cái gì, và giá trị của sản phẩm trong thực tế thế nào.

Thông tin về sản phẩm sẽ được chia ra làm 2 phần:

- Đặc tính của sản phẩm: màu sắc, chất liệu, cấu tạo, kiểu dáng,...

- Công dụng của sản phẩm.

Sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được phần đầu tiên: Đặc tính của sản phẩm. Chỉ bằng vài thao tác cơ bản, bạn sẽ có những số liệu chính xác kèm theo những thông tin về màu sắc, kích cỡ, chất liệu chi tiết về từng sản phẩm. Tuy nhiên với phần thứ 2: Công dụng của sản phẩm, bạn cần có sự tìm hiểu, học hỏi và kinh nghiệm trong bán hàng quần áo thì mới có được những kiến thức cần thiết.

Ví dụ:

Cùng là một mẫu áo len nhưng cửa hàng có thể nhập về nhiều kích cỡ, màu sắc và chất liệu khác nhau. Điều này đa phần người bán hàng sẽ đều nắm rõ được. Nhưng bên cạnh những đặc tính đó thì người mua còn quan tâm tới điều gì của sản phẩm nữa không? Câu trả lời chính là chất lượng, độ bền, giá trị mà sản phẩm mang lại,... Vì vậy, bạn cũng cần phải nắm được một số thông tin khác như sản phẩm có độ bền ra sao, có thể giặt máy hay không, nên bảo quản thế nào để giữ cho chiếc áo được mới lâu, sản phẩm có thể giữ ấm cơ thể với điều kiện gì,... có như vậy, bạn mới sẵn sàng đưa ra câu trả lời khi khách hàng có thắc mắc.

Bằng cách luôn sẵn sàng đưa ra câu trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi của khách hàng, độ tin cậy và tính thuyết phục chắc chắn sẽ tăng lên gấp bội, nhờ đó mà khách hàng sẽ không còn chần chừ quá lâu khi quyết định mua sản phẩm của bạn. Chính bởi điều đó, doanh thu cửa hàng sẽ tăng cao nhanh chóng.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất