Tư vấn QUẢN LÝ CỬA HÀNG LƯU NIỆM khu du lịch

Đừng cho rằng quản lý cửa hàng nhỏ là điều dễ dàng, nếu không đủ kiến thức và công cụ hỗ trợ rất có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn mà chưa biết cách xoay sở. Cụ thể bài viết này dành sự tư vấn quản lý cửa hàng lưu niệm cho những người đang kinh doanh ở các điểm du lịch với một số nội dung về đặc điểm, vai trò, yêu cầu và giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả.  

1. Đặc điểm

- Cửa hàng lưu niệm có quy mô khá đa dạng, từ nhỏ tới lớn, từ một cửa hàng cho tới chuỗi cửa hàng bán lẻ.  Tùy vào từng mô hình mà độ khó để quản lý cũng khác nhau.

- Bộ máy quản lý gồm có người chủ đứng đầu, bên dưới có quản lý cửa hàng hoặc chỉ có nhân viên kho, nhân viên bán hàng, thu ngân.

- Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách du lịch, thường sẽ chỉ ghé 1 lần và chỉ xem hàng thôi nhưng sẽ dễ dàng để lại phản hồi trên các kênh truyền thông bởi thời đại mạng xã hội đang phát triển rộng khắp. Nhằm tạo được ấn tượng cho họ để nhận được những lời khen truyền miệng phải cực kì chú ý đến cách bày trí gian hàng: sản phẩm nào sẽ thu hút họ đi về phía cửa hàng bạn thì nên đặt ở nơi dễ thấy nhất, liệu mùi thơm có lưu giữ chân họ nán lại lâu hơn không thì hãy sử dụng khéo léo, dịch vụ tất nhiên phải tốt với những nhân viên bán hàng biết ngoại ngữ và luôn tươi cười.

tu-van-quan-ly-cua-hang-luu-niem-khu-du-lich

- Về sản phẩm hàng hóa chắc chắn vô cùng đa dạng. Ngoài việc buôn bán những mặt hàng đặc trưng của khu du lịch đó như áo in biểu tượng, móc khóa, khung ảnh, … thì có thể sẽ bán thêm cả các đồ dùng thiết yếu như khăn mặt, cốc uống nước, mũ, … phục vụ nhu cầu của của mọi khách du lịch.

- Mức giá hợp lý, có thể cao hơn một chút so với những nơi bán đồ cho người dân bản địa nhưng tuyệt nhiên không thể “chặt chém" nói thách quá cao, sẽ gây ấn tượng xấu cho cả khu du lịch - nơi cửa hàng bạn đang tồn tại.

- Đa phần các người chủ vẫn đang quản lý cửa hàng lưu niệm tại khu du lịch bằng sổ sách chép tay hay Excel. Việc cửa hàng có rất nhiều mặt hàng nhỏ lẻ đặt ra bài toán khó khăn trong vấn đề kiểm soát thất thoát, hao hụt danh số mà các phương tiện đơn sơ như sổ hay Excel không thể giải quyết triệt để được. Vậy làm thế nào để quản lý cửa hàng lưu niệm tốt? Trước khi giải quyết được điều đó, cần hiểu yêu cầu quản lý mà các chủ cửa hàng cần là gì trong phần tiếp theo.

2. Yêu cầu quản lý

Các chủ cửa hàng muốn quản lý cửa hàng lưu niệm tại khu du lịch sẽ cần đến những nghiệp vụ này:

- Quản lý hàng hoá: Như đã nêu trên, với mặt hàng đa dạng và số lượng lớn, chủ cửa hàng nên đánh mã sản phẩm hoặc quản lý theo mã vạch đã in sẵn trên bao bì. Dù là một chiếc móc khóa cũng cần có mã số để kiểm soát chính xác số lượng hàng tồn trong kho, có thể quản lý những sản phẩm nhỏ mới tránh được hao hụt khi quản lý sản phẩm giá trị lớn hơn. Tuy nhiên, sẽ rất mất thời gian nếu nhập hàng hóa như vậy bằng phương pháp thủ công.

tu-van-quan-ly-cua-hang-luu-niem-khu-du-lich

- Quản lý nhân viên: Nhân viên bán hàng sẽ là người thường xuyên giao tiếp với khách và thu tiền. Bởi vậy mọi giao dịch của từng hóa đơn bán ra, mỗi hóa đơn bán bao nhiêu mã sản phẩm, mỗi sản phẩm bán bao nhiêu số lượng đều cần được ghi lại chi tiết. Từ đó mới có thể  tổng kết ca bán được bao nhiêu tiền, nhân viên đi làm được bao nhiêu giờ đồng hồ. Nhưng nếu chỉ dùng sổ sách hay Excel nhập sao biết vậy thì khả năng thất thoát là khá cao.

- Quản lý công nợ từ nhà cung cấp: Khi chủ cửa hàng là khách “ruột", các nhà đổ buôn có thể sẽ cho nhập hàng trước và thanh toán sau. Số tiền ghi nợ dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền cửa hàng. Chỉ ghi vài con số “chết" trong sổ không thực sự cho thấy được sự cấp bách của cửa hàng bởi số tiền nợ đó ra sao.

- Quản lý doanh thu: Người kinh doanh ai cũng quan tâm đến lợi nhuận, lãi - lỗ khi vận hàng một cửa hàng. Yêu cầu có báo cáo tài chính để hình dung rõ rệt, so sánh từng ngày, từng tháng hoạt động kinh doanh của mình ra sao là điều rất cơ bản để có thể duy trì và phát triển. Nhưng liệu có công cụ nào đủ mạnh mẽ để hỗ trợ tất cả những yêu cầu trên một cách đơn giản mà chính xác nhất không?

Câu trả lời là có. Đó chính là phần mềm quản lý bán hàng.

3. Giải pháp quản lý

tu-van-quan-ly-cua-hang-luu-niem-khu-du-lich

Phần mềm quản lý bán hàng là một giải pháp tối ưu ở thời điểm hiện tại, mở ra xu hướng mới về công nghệ tương lai cho tất cả chủ cửa hàng bán lẻ.

- Với lợi thế nền tảng điện toán đám mây, phần mềm có thể tích hợp trên bất cứ thiết bị di động nào như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay.

- Giao diện được chia làm 2 rất rõ rệt: quản lý và bán hàng. Giúp phân quyền cho từng vị trí nhân viên cụ thể,  đồng thời giúp chủ cửa hàng cập nhật mọi lịch sử giao dịch/thao tác/hóa đơn/hàng hóa/… qua tính năng thông báo tiện lợi. Dù chủ cửa hàng có bận việc ở nơi khác vẫn có thể biết được tại cửa hàng đang diễn ra những hoạt động buôn bán nào.    

- Thao tác đơn giản, dễ dùng là một điểm ưu rất lớn. Bởi những chủ cửa hàng lớn tuổi, ít tiếp xúc với công nghệ vẫn hoàn toàn có thể dùng được chỉ sau 30 phút làm quen. Sự tiện lợi còn xuất hiện ở việc là các chủ cửa hàng sẽ được cập nhật các tính năng mới miễn phí trong suốt thời gian sử dụng phần mềm bán hàng, mà không phải mất thêm chi phí nào.

- Mức giá sử dụng chỉ 3.000đ/ngày, tương đương 1 ly trà đá.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất