Một cửa hàng muốn kinh doanh hiệu quả cần phải quản lý khách hàng thật tốt. Việc này giúp bạn có thể phân loại khách hàng để hiểu hơn về nhu cầu và hành vi mua sắm, đưa ra những ý tưởng thuyết phục và giữ chân họ mua hàng của mình.
Là người kinh doanh, tiêu chí “KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ” luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng giống nhau, và nhiệm vụ của người quản lý là cần biết khách hàng thuộc nhóm nào để có được hướng kinh doanh phù hợp.
1. Nhóm khách hàng trung thành
Chỉ cần 20% khách hàng trung thành sẽ đóng góp đến hơn 50% doanh thu cửa hàng. Nhóm khách hàng này là đối tượng gây ảnh hưởng lớn các quyết định kinh doanh cho chủ cửa hàng cũng như cách thức bán hàng trong kinh doanh.
Làm sao tôi biết khách hàng nào trung thành?
Trước tiên bạn cần hiểu rằng, khách hàng trung thành là những khách hàng gắn bó với cửa hàng của bạn, thường xuyên mua sắm và yêu thích sản phẩm dịch vụ của bạn. Để biết được điều này, bạn cần phải quản lý khách hàng dựa trên phần mềm quản lý bán hàng. Thông qua các giao dịch bán hàng, bạn sẽ biết khách hàng nào thường xuyên mua sắm tại cửa hàng của mình.
Bạn cần làm gì?
- Thường xuyên tìm cách liên lạc và kết nối với họ: Qua điện thoại, sms, email
- Chăm sóc họ bằng các chính sách ưu đãi: Giảm giá, quà tặng sinh nhật, tích điểm…
Khách hàng trung thành thường có xu hướng giới thiệu shop của bạn cho những người thân. Nói cách khác, việc chăm sóc nhóm khách hàng này là một cách làm marketing truyền miệng cực kỳ hiệu quả.
2. Nhóm khách hàng chỉ mua khi có giảm giá
Đây là những khách cũng khá thường xuyên mua hàng của bạn, nhưng có xu hướng mua vào những đợt giảm giá, khuyến mãi. Nhóm khách hàng này giúp bạn giải phóng một lượng lớn tồn kho một cách nhanh nhất.
Quản lý chiến dịch khuyến mãi đồng thời với quản lý thông tin khách hàng giúp bạn dễ dàng nhận ra nhóm này đang chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tệp khách hàng của bạn, để từ đó bạn đẩy các thông tin quảng cáo, sms marketing tới nhóm này nhiều hơn.
Bạn cần làm gì?
- Với các dữ liệu từ việc quản lý khách hàng, bạn sẽ lọc và gửi sms/email Marketing các chương trình giảm giá, khuyến mãi đến nhóm này nhiều hơn.
- Đảm bảo chương trình khuyến mãi với các sản phẩm chất lượng, tránh việc trả lại hàng.
3. Nhóm khách mua hàng ngẫu nhiên
Những khách hàng này thường khó xác định nhu cầu cụ thể. Họ chỉ mua hàng ngẫu nhiên với những sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Địa điểm và trưng bày là 2 yếu tố quan trọng để họ bước vào.
Bạn cần làm gì?
- Cửa hàng của bạn nên trưng bày những sản phẩm của mình thật thu hút
- Lôi kéo đến cửa hàng bằng các hoạt động hoạt náo: gameshow, radio,…
- Phục vụ nhóm khách hàng này tốt, sẽ là một lợi thế biến họ thành khách hàng trung thành, vì nhóm khách hàng này đưa ra nhiều quan điểm và kiến thức quan trọng, đại diện cho số đông người tiêu dùng.
4. Nhóm khách hàng chỉ mua hàng khi có nhu cầu
Đây là nhóm khách hàng chỉ mua hàng khi họ thật sự có nhu cầu vì nhiều lý do khác nhau như vào dịp lễ, mua tặng, theo mùa,….
Nhóm khách hàng này dễ có khả năng chuyển sang một đối thủ cạnh tranh hoặc hình thức mua hàng khác nếu như cửa hàng của bạn không thỏa mãn nhu cầu của họ. Tuy nhiên nếu bạn làm thỏa mãn thì những người nhóm này dễ dàng trở thành khách hàng trung thành.
Bạn cần làm gì?
- Nhân viên bán hàng cần phải nhiệt tình, niềm nở, tư vấn cho họ những sản phẩm phù hợp. Điều đó sẽ dễ gây được thiện cảm với nhóm khách hàng này.
KiotViet tin rằng việc quản lý và phân loại khách hàng là một việc rất quan trọng. Hiểu được đối tượng khách hàng sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn tiến triển nhanh chóng.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất