Báo cáo khảo sát của HAY GROUP cho thấy tỷ lệ biến động nhân sự trung bình là 67% đối với nhân viên bán thời gian mảng bán lẻ. Tỉ lệ nghỉ việc càng cao, tổn thất mà bạn đối mặt càng lớn, nhất là chi phí để tìm kiếm và đào tạo người thay thế nếu như bạn quản lý nhân viên không tốt.
Quả thực, quản lý nhân viên là vấn đề đau đầu đối với các chủ cửa hàng. Hầu hết, chủ cửa hàng thường mắc những sai lầm sau đây khiến nhân viên nghỉ việc:
#1 - Lương thưởng không thỏa mãn
Đây là lý do chính và chiếm tỷ lệ khá cao. Vị trí nhân viên bán hàng thường không yêu cầu quá nhiều bằng cấp, hay kinh nghiệm, với mức lương phổ biến từ 2-3 triệu đồng/tháng (tính theo ca hoặc theo giờ). Nhiều nhân viên xem đây là công việc tạm thời nên khi có lời mời với mức lương cao hơn, thêm phụ cấp hay thưởng doanh số…họ dễ dàng đồng ý.
Nhiều chủ cửa hàng đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi và đánh giá công việc của các nhân viên, phần mềm sẽ giúp chủ cửa hàng biết được nhân viên nào bán được bao nhiêu, số ngày công trong tháng... để có cơ sở phân chia mức lương, thưởng công bằng - hiệu quả - hợp lý. Từ đây bạn đã có thể đưa ra các chính sách lương thưởng phù hợp với từng nhân viên để tạo động lực làm việc.
# 2 – Không ghi nhận thành tích
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự thể hiện bản thân thuộc tầng cao nhất. Con người luôn muốn được thể hiện bản thân và được công nhận thành tích. Hãy tìm cách để tất cả nhân viên – thuộc các cấp bậc khác nhau, không riêng gì cấp quản lý mới được xem xét thành tích.
Các nhiệm vụ và quy trình làm việc cần được phân chia rõ ràng và theo dõi thường xuyên. Phân quyền cho nhân viên sẽ giúp hiệu suất công việc của từng người tăng cao đồng thời quản lý công việc, thành tích của nhân viên được tốt hơn, có thể gắn trách nhiệm cũng như lợi ích của từng nhân viên với công việc được giao.
# 3 – Không đào tạo đầy đủ cho nhân viên
Một nhân viên có kinh nghiệm bán hàng trước đó không có nghĩa là họ sẽ biết cách làm mọi việc ở cửa hàng của bạn. Quản lý nhân viên hiệu quả không phải là đưa cho họ những công việc tốn công sức và thời gian như kiểm kê hàng hóa, nhớ giá cả sản phẩm, cộng sổ doanh thu hàng ngày hay chăm sóc khách hàng….
Thay vì cách quản lý cửa hàng vất vả cho cả 2, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp giảm các thao tác bán hàng và tiết kiệm thời gian, từ đó chủ cửa hàng sẽ có thời gian để thăm hỏi, huấn luyện các kỹ năng mới, quy trình làm việc, mục tiêu chung của tập thể…để đảm bảo mọi nhân viên đều nắm rõ.
# 4 – Môi trường làm việc khó hòa nhập
Nhân viên của bạn bị ném vào công việc và thậm chí không được giới thiệu với các nhân viên cũ. Hơn nữa, tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” cũng rất phổ biến. Cái khó của việc quản lý nhân viên là “quản lý mà không quản lý”. Hãy làm cho họ cảm thấy mình như một thành viên trong một gia đình và cửa hàng là nhà, cùng vui chơi, cùng làm việc với nhau.
Đôi lúc bạn cũng cần phải bên cạnh nhân viên để động viên và chỉ dẫn những lúc họ cần được giúp đỡ, đừng để nhân viên mới thấy lạc lõng, thiếu gắn kết với tổ chức.
# 5 – Thiếu tôn trọng nhân viên
Không ít trường hợp nhân viên nghỉ việc vì không chịu nổi thái độ “ông chủ và người làm công”. Mắng nhiếc khi phạm lỗi, trừ tiền dù là sai sót nhỏ, phê bình trước đám đông, đặt ra các quy tắc vô lý và yêu cầu nhân viên phục tùng, không quan tâm đến ý kiến của nhân viên…là những hành động dễ khiến nhân viên thấy bất mãn và nói lời chia tay.
Môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng để nhân viên làm việc tốt hơn là điều mà ông chủ nào cũng biết nhưng làm mới khó. Bên cạnh xây dựng cơ chế lương phù hợp, xây dựng quy trình làm việc rõ ràng, người quản lý rất cần sự thấu hiểu và khuyến khích nhân viên để họ yên tâm làm việc.
Để hiểu rõ hơn về chủ đề quản lý nhân viên như thế nào để giảm tỉ lệ nghỉ việc, phân chia lương thưởng ra sao để gia tăng doanh số mời các bạn xem lại phần chia sẻ của diễn giả Đỗ Xuân Tùng tại các buổi workshop do phan mem quan ly ban hang tổ chức vào tháng 10 và 11/2016.
- Workshop Nhiệm vụ của một cửa hàng trưởng(Xem Video)
- Workshop Chia mức lương – Nhân doanh số (Xem Video)
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất