Với những người đam mê kinh doanh và yêu thích cái đẹp, việc sở hữu một cửa hàng thời trang là sự kết hợp thú vị. Trong thời đại “phái mạnh cũng cần đẹp”, mở cửa hàng thời trang nam là một lựa chọn đầy tiềm năng. Nhưng đam mê thôi là không đủ, cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ và kinh nghiệm trước khi dấn thân vào con đường kinh doanh này. Dưới đây là một điều cần biết cho những ai đang ấp ủ ý định này.
1. Chuẩn bị nguồn vốn
Nguồn vốn là nền tảng quan trọng trong kinh doanh. Tùy vào quy mô cửa hàng và đối tượng khách hàng hướng tới mà chuẩn bị vốn cho hợp lý. Để cho khách có nhiều sự lựa chọn, các cửa hàng thời trang thường phải có mặt hàng thật đa dạng và phong phú, nhưng cũng dễ khiến nguồn vốn bị tồn đọng.
Khoảng 60% đến 70% nguồn vốn của các của hàng thời trang nam nằm ở việc nhập hàng. 30% đến 40% còn lại chia đều cho các vấn đề phát sinh, mặt bằng, nội thất, phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị bán hàng như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,… tất nhiên vào thời gian đầu thành lập bạn sẽ chưa thể có lợi nhuận ngay, vì vậy sở hữu nguồn vốn đủ để duy trì cửa hàng trong thời gian mới thành lập là rất quan trọng.
2. Nghiên cứu thị trường, khách hàng
Thị trường của bạn là đâu? Khách hàng của bạn là ai? Là những câu hỏi không bao giờ được phép quên khi quyết định kinh doanh. Có thể thấy thời điểm hiện tại đang là sự lên ngôi của các cửa hàng thời trang, vì thế đây là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Việc chọn lựa sản phẩm cho quá nhiều đối tượng khách hàng sẽ khiến chất lượng của mặt hàng bị giảm sút.
Xác định được đối tượng khách hàng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chọn lựa hàng hóa, cách trang trí cửa hàng, chiến lược quảng bá và quan trọng nhất là giá sản phẩm. Từ đó giúp bạn biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai để có những chiến lược riêng giúp khẳng định tên tuổi của thương hiệu trên thị trường.
3. Tìm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng tốt
Trước khi quyết định mở cửa hàng, bạn cần dành ra khoảng từ một đến vài tháng tìm nguồn hàng ổn định. Bên cạnh chất lượng và giá cả, hàng hóa còn phải đảm bảo được tính độc đáo và tạo được nét riêng trên thị trường.
Đa số các chủ cửa hàng sẽ chú ý đến các chợ đầu mối trong nước, nhưng nếu bạn tự tin về khả năng tài chính, nguồn hàng ở các nước láng giềng cũng đáng để chú ý VD hàng Quảng Châu, Thái Lan, Đài Loan…Tất nhiên bạn sẽ phải chọn lựa kĩ hơn một chút vì văn hóa ở mỗi nước là khác nhau. Hiện nay, rất nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng thời trang nam lựa chọn cho mình hình thức gia công trong nước, vừa đảm bảo được nét riêng của sản phẩm, vừa kiểm soát được chất lượng mà giá cả lại hợp lý.
4. Tìm địa điểm
Có thể khách hàng nam sẽ không mất nhiều thời gian lựa chọn như khách hàng nữ, nhưng như vậy không có nghĩa là họ sẽ cần không gian thông thoáng để thử sản phẩm. Hãy đảm bảo khách hàng bước vào cửa hàng của bạn trong tâm thế thoải mái nhất. Nên chọn vị trí có mặt bằng thoáng, thuận tiện cho việc đi lại, dừng và đỗ xe.
Chi phí mặt bằng phải phù hợp với khả năng chi trả. Trong giai đoạn đầu, khi nguồn khách hàng còn hạn chế, doanh thu không đáp ứng nổi chi phí mặt bằng sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cửa hàng thời trang nam đã chọn cách thuê lại căn hộ chung cư để giảm bớt chi phí, còn bạn thì sao? Đây là một mô hình mới đang rất được ưa chuộng.
5. Trang trí, thiết kế cửa hàng
Không cần quá cầu kì, sặc sỡ hay nhiều chi tiết như các cửa hàng thời trang nữ. Đơn giản, thanh lịch, năng động là xu hướng thiết kể của các cửa hàng thời trang nam. Sử dụng gam màu trầm, phong cách tối giản, đảm bảo độ sáng hợp lí, các kệ trưng bày và lối đi phù hợp, có thể kèm theo một vài góc chụp cho khách hàng muốn lưu lại khoảnh khắc cùng bộ cánh mới, chỉ cần như vậy thôi, hình ảnh một cửa hàng đơn giản đã được hình thành.
Nếu bạn có ý định xây dựng một thương hiệu riêng, không chỉ đơn thuần là một cửa hàng quần áo chuyên bán các sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, bạn nên chú ý đến việc tạo ra sự đồng bộ giữa logo thương thiệu với thiết kế của cửa hàng. Sự đồng bộ sẽ giúp cửa hàng của bạn trông chuyên nghiệp hơn, đây cũng là một cách gián tiếp để quảng bá thương hiệu.
6. Trang bị phần mềm quản lý bán hàng
Bạn có muốn vật lộn trong kho hàng để tìm xem mẫu A còn hay không hay sản phẩm đó có size nhỏ hơn cho khách? Bạn sẽ phát điên vì cuối ngày phải cộng trừ hóa đơn không khớp, không biết thất thoát ở đâu? Đừng lo, trang bị phần mềm quản lý bán hàng là một quyết định thông minh và tiết kiệm. Vừa hiệu quả, chuyên nghiệp, chính xác lại tiết kiệm thời gian kiểm đếm, thanh toán nhanh chóng.
Các phần mềm này trên thị trường có khá nhiều và giá cũng tương đối rẻ, chỉ vài nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tham khảo thông tin và chọn phần mềm nào uy tín, nhiều người dùng và phản hồi tích cực, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt để yên tâm quản lý bán hàng. phan mem quan ly ban hang là một ví dụ, dùng thử MIỄN PHÍ ngay TẠI ĐÂY !!!
7. Quảng cáo bán hàng
Các chi tiết nhỏ như túi đựng sản phẩm, thiết kế cửa hàng, logo thương hiệu được đặt một cách khéo léo trên sản phẩm, đường nét đặc trưng,… là những cách quảng cáo sản phẩm mà không cần tốn nguồn nhân lực. Mỗi khi một tấm ảnh khách hàng có sử dụng sản phẩm được đăng tải lên mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông, sẽ có thêm vài khách hàng nữa chú ý đến thương hiệu của bạn.
Chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt nhân dịp khai trương, voucher giảm giá cho lần mua kế tiếp, check in kèm hashtag để nhận mã giảm giá,… là những cách vừa giúp đẩy mạnh sức mua của khách hàng vừa giúp quảng bá thương hiệu, hình ảnh của cửa hàng. Tùy vào phong cách mà cửa hàng hướng tới, có thể sáng tạo ra thêm các hình thức quảng bá khác
Ai cũng có nhu cầu làm đẹp, phái mạnh cũng cần có những thương hiệu cho riêng mình. Mở cửa hàng thời trang nam là một mô hình kinh doanh đáng để thử sức trong thời buổi hiện đại. Nếu đã có ý tưởng, đã đủ điều kiện, bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử sức trên thị trường đang rất nóng bỏng này?
Với một số điều cần biết trên, hi vọng có thể giúp bạn củng cố thêm quyết tâm kinh doanh. Chúc bạn sớm xây dựng được hương hiệu của riêng mình!
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất