Đừng để cửa hàng “CHẾT ĐỨNG” khi khách hàng di dời

Việc mở cửa hàng ở đâu luôn đi liền với đặc thù kinh doanh để phù hợp với các khách hàng tiềm năng. Nhưng nếu một ngày, khách hàng xung quanh khu vực bạn kinh doanh chuyển nơi sống hay nơi làm việc, bạn sẽ phải làm gì để tiếp tục kinh doanh?

Là chủ cửa hàng, bạn cũng biết rằng sản phẩm của mình cần đáp ứng được nhu cầu của tệp khách hàng mình hướng tới trong vòng 5km. Vì một lý do nào đó, mà các khách hàng của bạn bỗng dưng phải chuyển nơi sống, nơi học tập hay làm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của bạn. Bạn đã từng nghĩ đến điều này chưa?

Không ít cửa hàng đã gặp phải tình trạng này, khi các cơ quan chuyển nơi sống, văn phòng làm việc, hoặc các trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội đô, các tuyến đường phố bị cấm phương tiện đi lại.

Tiêu biểu là khu vực Chùa Bộc – Tây Sơn với 2 trường Đại học lớn: Đại học Công Đoàn và Đại học Thủy Lợi với kế hoạch di dời ra khỏi nội thành. Tháng 2 vừa qua, 3000 sinh viên trường Đại học Thủy Lợi chuyển về Hưng Yên cũng đã làm cho tình hình kinh doanh của các chủ cửa hàng kinh doanh thời trang, phụ kiện, đồ ăn nhanh,…. quanh khu vực này sụt giảm. Thậm chí nhiều cửa hàng đã phải trả lại mặt bằng.

dung-de-cua-hang-chet-dung-khi-khach-hang-di-noi-khac-6

Nhiều cửa hàng ở Chùa Bộc phải trả lại mặt bằng do vắng khách

Phố đi bộ tại Hà Nội bị cấm cả ban ngày, chủ cửa hàng đều than vãn rằng hoạt động kinh doanh của họ lâm vào cảnh ế ẩm. Mặc dù ở phố đi bộ tập trung rất nhiều người kéo đến nhưng trái ngược với sự đông đúc đó, hàng quán quanh đây vẫn rất thưa thớt do sản phẩm không đúng nhu cầu.

dung-de-cua-hang-chet-dung-khi-khach-hang-di-noi-khac-1

Các cửa hàng vắng khách tại phố đi bộ

Vậy thách thức đặt ra sẽ là làm sao để duy trì tình hình kinh doanh?

Tìm mặt bằng kinh doanh mới

Nếu tình hình kinh doanh thua lỗ và bạn cảm thấy rằng không thể duy trì được nữa, hãy tìm một địa điểm kinh doanh mới có tệp khách hàng phù hợp với tiêu chí kinh doanh của bạn.

Nếu bạn đang bán thời trang công sở, hãy chuyển đến những nơi tập trung nhiều tòa cao ốc, là khu vực làm việc của dân văn phòng, hoặc trên các tuyến đường di chuyển chính sau giờ tan ca. Nếu bạn đang bán đồ ăn nhanh, hãy chuyển đến những nơi cạnh trường học, bệnh viện.

Dù việc này có thể ảnh hưởng nhiều tới thương hiệu của bạn, vì có thể bạn đã kinh doanh lâu dài tại một địa điểm, nhưng khi tìm một địa điểm khác thì bạn lại là một thương hiệu mới, và khách hàng sẽ khá dè dặt trong việc quyết định mua hàng của bạn.

dung-de-cua-hang-chet-dung-khi-khach-hang-di-noi-khac-2

Nếu không tìm địa điểm kinh doanh mới, tình trạng ế ẩm sẽ vẫn diễn ra hàng ngày

Chính vì vậy nếu như chuyển địa điểm kinh doanh, bạn đừng chuyên treo băng rôn thông báo cho các khách hàng cũ, kèm với địa chỉ kinh doanh mới. Tại nơi mới, bạn nên sử dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Chuyển sang kinh doanh sản phẩm mới

Điều này có vẻ mạo hiểm nên bạn cần tính toán cẩn thận. Bạn vẫn có thể kinh doanh cùng ngành nhưng hãy chọn sản phẩm kinh doanh khác để phù hợp với tệp khách hàng mới hoặc cân bằng với lượng khách hàng hiện tại.

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy sự chuyển đổi mặt hàng kinh doanh đang dần dần và lặng lẽ diễn ra: Ở phố Hàng Khay cuối tuần biến thành bán nước vỉa hè, Đinh Lễ trở thành phố tô tượng. Nguyễn Xí, Hàng Dầu, Lò Sũ vắng vẻ.

Xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhiều quầy hàng vàng bạc đá quý, đồng hồ, máy ảnh... phải đóng cửa sớm và rất nhiều cửa hàng bán vali, túi xách, tranh sơn mài... đang phải vật lộn, nghĩ cách bán kèm thêm nước uống để gỡ gạc lại đồng vốn.

dung-de-cua-hang-chet-dung-khi-khach-hang-di-noi-khac-4

Nhiều chủ cửa hàng bán kèm nước uống để gỡ gạc vốn 

Anh Toàn, chủ một hiệu nón, mũ giày dép trên phố Lò Sũ, tâm sự: "Hồ Gươm thì rất đông nhưng toàn người trẻ và họ, một là không có nhu cầu mua sắm, hai là không thích hợp với phong cách của cửa hàng mình nên chẳng ai ghé vào". Điều này cũng thôi thúc anh tìm thêm các sản phẩm mới để kinh doanh phù hợp với giới trẻ.

Bán kèm sản phẩm

Ở Hà Nội, chủ cửa hàng chuyển kế sinh nhai bằng cách bán kèm thêm các sản phẩm khác

Điều này có thể dễ dàng nhận ra ở phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí và phố Hàng Khay. Vào tầm chiều muộn, khi phố đi bộ đang nô nức người tụ họp thì ở các quầy sách trên Đinh Lễ lại vắng tanh. Những chủ cửa hàng ở đây luôn có vẻ mặt buồn rầu. Để thu hút khách hàng và có thể gỡ vốn, họ tranh thủ kinh doanh thêm dịch vụ tô tượng hoặc bán nước vỉa hè để đáp ứng nhu cầu giới trẻ.

dung-de-cua-hang-chet-dung-khi-khach-hang-di-noi-khac-3

Phố Đinh Lễ trở thành phố tô tượng

Để thu hút khách mua sách, các chủ cửa hàng ở Đinh Lễ đã sắm thêm kệ, bày những cuốn hay nhất, phù hợp thị hiếu giới trẻ nhất ra bên ngoài.

Như vậy, có thể thấy rằng, nếu bạn bị động trong kinh doanh thì nguy cơ “chết đứng” và tụt hậu khi khách hàng đi nơi khác là rất cao. Luôn phải linh động trong chuyển hướng kinh doanh, sản phẩm kinh doanh sẽ giúp các chủ cửa hàng "vượt bão".

KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay với hơn 25.000 cửa hàng đang sử dụng trên toàn quốc. Sử dụng phần mềm phan mem quan ly ban hang giúp các chủ cửa hàng nắm bắt mọi hoạt động, giảm tỷ lệ thất thoát hàng hóa, tiết kiệm chi phí nhân viên, giảm thời gian phải có mặt tại cửa hàng.

KiotViet – Hiệu quả, dễ sử dụng, chi phí chỉ từ 3.000 đồng/ngày.

Đăng ký dùng thử miễn phí TẠI ĐÂY

 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất