Cửa hàng điện thoại “hút khách” nhờ THIẾT KẾ ẤN TƯỢNG
Muốn thiết kế cửa hàng điện thoại đẹp, chủ cửa hàng cần biết chọn đúng phong cách phù hợp với mặt bằng cửa hàng thì mới có thế tạo ra ấn tượng thu hút khách hàng. Để có điều đó, không thể bỏ qua một số yếu tố dưới đây.
1. Biển quảng cáo
- Hiện nay, đại đa số các biển quảng cáo cửa hàng điện thoại đều sử dụng đèn Led, Led chữ chạy tên cửa hàng. Tùy theo diện tích và vị trí mặt tiền mà có thể sử dụng các loại biển Led khác nhau, đó có thể là biển Led vẫy, Led chữ nổi,...
- Một tấm biển với hình ảnh to, phông chữ to bao giờ cũng được nhiều người chú ý hơn hay dễ đi vào đầu óc của họ hơn. Hãy nhớ rằng thông điệp trên biển quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện trong vài giây và sau đó bạn phải chuyển đổi thông điệp trong một vài giây. Và người qua lại trên các đường phố cũng chỉ lướt qua các tấm biển của bạn mà thôi.
- Bạn chỉ nên sử dụng 8 đến 10 từ trong biển quảng cáo để người đi đường hay thậm chí là người lái xe nhanh cũng có thể đọc nó. Thông điệp có thể bao gồm tên cửa hàng, thông tin liên lạc, địa chỉ, và một câu slogan ngắn gọn của cửa hàng. Thông điệp phải dễ đọc, dễ nắm bắt, đơn giản và dễ nhớ. Và nhớ rằng sử dụng càng ít từ càng tốt, chính sự súc tích trong thông điệp của bạn sẽ đem lại hiệu quả: “Siêu rẻ, siêu chất lượng”, “Bạn của mọi nhà”, “Đi cùng bạn đến bất cứ đâu”,...
- Màu sắc biển quảng cáo nên chọn những tông màu sáng như vàng, đỏ, xanh nhằm tạo sự nổi bật. Nên kết hợp 2 – 3 tông màu, không pha trộn quá nhiều màu khiến người nhìn rối mắt.
- Kích cỡ chữ cũng rất quan trọng, nó phải lớn và rõ, tên của sản phẩm cần cao khoảng 1m, còn những thông tin còn lại khoảng 70cm, như vậy thì người ta sẽ thấy và đọc nó dễ dàng. Chủ cửa hàng có thể đặt làm biển quảng cáo tại các công ty chuyên về dịch vụ này tại các các con đường tập trung cửa hàng chuyên thiết kế biển hiệu.
Mức giá sẽ tùy thuộc vào chất liệu bạn yêu cầu: Chất liệu Mica, dày 2-5 (mm), cắt thành hình chữ, logo…. Uốn chân chữ cao từ 10-200 (mm) sẽ có mức giá 750.000 – 1.500.000 VND. Nếu bạn muốn cao cấp hơn với chất liệu inox màu vàng, màu trắng bóng, trắng xước, …. Dày 1.0mm (loại tốt không gỉ sét) sẽ có giá từ 3.500.000 – 4.500.000 VND.
2. Màu sắc và hình ảnh
- Thiết kế tông màu sử dụng cho khu sản phẩm, phần trưng bày và tiếp khách phải có sự tách biệt: Bạn không nên áp dụng chỉ riêng một màu sắc cho cả cửa hàng điện thoại vì sẽ tạo sự nhàm chán. Phải cố gắng sử dụng ít nhất từ 2 đến 3 sắc màu khác nhau cho khu sản phẩm như: trắng, vàng, phạm vi trưng bày (vàng, đỏ) và khu vực tiếp khách (trắng, đỏ).
- Điều này sẽ giúp các gian hàng trong shop nhìn đường nét hơn và khách mua sẽ dễ dàng phân biệt các gian hàng khác nhau.
- Tùy thuộc sản phẩm của cửa hàng mà có kiểu dáng thiết kế hình ảnh phù hợp. Ví dụ: Cửa hàng bán chủ yếu dòng sản phẩm của Apple thì thiết kế cửa hàng nên sử dụng hình ảnh như quả táo hay sản phẩm nổi trội iPhone, iPad,...
3. Thiết kế nội thất
- Đối với cửa hàng rộng khoảng 25m2 thì thiết kế lối qua lại giữa các quầy, kệ phải thông thoáng cách nhau khoảng 3-4m. Điều này giúp khách hàng dễ đi lại và quan sát được đầy đủ các mặt hàng. Tránh đặt các sản phẩm quá cao hay quá sâu làm khó người mua hàng khó khăn trong việc chủ động chọn mua sản phẩm mà phải nhờ đến các người bán hàng.
- Cửa: Đối với cửa hàng điện thoại nên chọn cửa kính dạng kéo, đẩy ra vào vì mặt hàng bạn đang kinh doanh là công nghệ, hiện đại nên sử dụng loại cửa này vừa đơn giản vừa sang trọng và giúp nổi bật sản phẩm.
- Khu vực cửa vào, còn được gọi là “khu giảm áp”, là không gian đầu tiên mà khách hàng tiềm năng bước vào khi họ bước vào cửa hàng của bạn và thường nằm vào khoảng 3 đến 8m không gian gian đầu tiên, tùy thuộc vào độ lớn của cửa hàng của bạn. Bạn không nên bố trí quá nhiều nội thất rườm rà ở đây: Bàn ghế, kệ tủ,...
4. Bố trí sản phẩm
- Chủ cửa hàng hãy trưng bày những dòng điện thoại đẹp nhất, bán chạy nhất ở thời điểm hiện tại để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Như hiện tại điện thoại galaxy J7 đang rất “hot” vì giá rẻ, mẫu mã đẹp thì bạn đừng ngần ngại đặt sản phẩm này ở vị trí mặt tiền của cửa hàng.
- Phân loại riêng giữa các dòng điện thoại. Ví dụ: Quầy bên phải bạn sẽ trưng bày dòng iPhone thì bên trái hãy sắp xếp loại Samsung, Nokia,... Tránh để lộn xộn, khiến khách không nắm bắt được sản phẩm và việc quản lý hàng hóa của bạn cũng khó khăn hơn.
- Hãy để khách đi theo vòng tròn và kết thúc điểm dừng đó chính là các dạng phụ kiện như thẻ nhớ, bao da, gậy selfie,...thông thường cửa hàng điện thoại nên kinh doanh thêm các sản phẩm phụ như thế này. Bởi vì đây là những sản phẩm đi kèm khi mua xong điện thoại.
Đặc trưng của ngành kinh doanh điện thoại đó là mỗi một sản phẩm sẽ được xác định riêng bằng một mã IMEI nhất định. Thế nên, cùng một dòng điện thoại thì mỗi sản phẩm lại có một số IMEI khác nhau, tương ứng với số lượng có tại cửa hàng. Việc theo dõi số imei/serial rất quan trọng đối với cửa hàng điện thoại để nắm bắt được thông tin hàng hóa nhập vào, xuất ra, số lượng tồn kho bao nhiêu một cách chính xác.
Phần mềm quản lý bán hàng sẽ là công cụ quản lý sản phẩm hữu ích nhất. Với tính năng quản lý mặt hàng theo Imei/serial để đáp ứng nhu cầu quản lý của các cửa hàng điện thoại. Với tính năng này, các chủ cửa hàng sẽ cảm thấy dễ dàng trong việc quản lý, tìm kiếm thông tin sản phẩm và duy trì hoạt động bảo hành cho khách hàng sau bán.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất