CHỐNG MẤT CẮP tại cửa hàng thời trang dịp cuối năm
Thất thoát hàng hóa là vấn đề đau đầu của các chủ cửa hàng bán lẻ nói chung và các cửa hàng thời trang nói riêng. Chỉ cần search từ khóa “mất trộm tại cửa hàng” trên internet là có cả ngàn kết quả hiện ra. Trong đó số lượng video về “mất cắp tại cửa hàng thời trang” chiếm tỉ lệ cao nhất.
Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy các chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng nên chuẩn bị kỹ càng quy trình quản lý và dự trù các tình huống có thể xảy ra. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp phòng ngừa thích hợp. Đừng để đến khi thất thoát hàng hóa mới bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân mà không biết xử lý ra sao.
Ở cửa hàng thời trang, với đặc thù số lượng hàng hóa đa dạng, góc khuất giữa các giá treo, khách có quyền vào phòng thử trước khi mua…các cửa hàng thời trang là tầm ngắm của không ít kẻ gian. Đặc biệt vào dịp cuối năm, khách vào mua sắm rất đông và kẻ gian có thể trà trộn để thực hiện ý đồ.
Kẻ trộm thường dùng những thủ đoạn nào để ra tay?
- Kẻ gian thường nhắm tới những cửa hàng có ít nhân viên, không có camera và lượng khách hàng đông đúc. Nhiều trường hợp, chúng sẽ đi vòng quanh cửa hàng, chọn rất nhiều quần áo để mặc thử nhưng thực ra là mặc vào người từ hai cái trở lên. Một số khác sẽ giả vờ hỏi han, nhờ sự tư vấn của nhân viên, mặt khác tận dụng sự sơ hở để ăn cắp sản phẩm hoặc các đồ vật có giá trị tại cửa hàng.
- Kẻ trộm rất ít khi hành động một mình, chúng thường có đồng bọn để dễ phân tán sự chú ý của nhân viên cửa hàng. Đồng bọn đi cùng có thể thực hiện động tác giả để đánh lạc hướng hoặc đứng sẵn ngoài xe để kịp thời hỗ trợ khi “có biến”…
Nguyên nhân nào khiến hàng hóa tại cửa hàng “không cánh mà bay”?
- Thiếu camera chống trộm, cửa từ chống trộm, nhân viên bảo vệ và tủ gửi đồ cho khách..
- Số lượng nhân viên ít, không quản lý hết mọi hoạt động của cửa hàng, hoặc nhân viên chưa được đào tạo bài bản các kỹ năng cần thiết để nhận biết và xử lý kẻ gian.
- Không kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa tại cửa hàng, do cách thức quản lý hàng hóa sơ sài, thiếu khoa học.
- Nhân viên cấu kết với kẻ gian bên ngoài. Lý do này nghe “đau lòng”, nhưng không phải không có. Các chủ cửa hàng cần lưu ý trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình: xem lại mức lương trả cho họ đã xứng đáng hay chưa, nhân viên có đang gặp khó khăn nào về mặt kinh tế hay không?
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” – Hãy chuẩn bị ngay từ ban đầu
Từ các nguyên nhân và cách thức trên, để tránh thành “con mồi” của loại hình trộm cắp, chủ các cửa hàng thời trang cần nêu cao tinh thần cảnh giác. Dưới đây, phan mem quan ly ban hang xin gợi ý một số phương pháp quản lý hàng hóa và đảm bảo an ninh tại cửa hàng:
Trưng bày sản phẩm
- Việc sắp xếp hàng trưng bày hàng hóa ở cửa hàng một cách hợp lý, khoa học như phân khu vực cho từng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm được trưng bày giúp cho cửa hàng trông thoáng và gọn gàng hơn. Điều này sẽ giúp cho nhân viên nhanh chóng nhận biết được sản phẩm nào đã bị đánh cắp và tìm phương pháp để phòng chống.
- Các sản phẩm đã được đánh mã và dán mã vạch cẩn thận để tránh tình trạng khách hàng bóc mã giá rẻ dán sang mã giá đặt khi mua tem in mã vạch nên sử dụng loại tem khó gỡ.
- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý chặt chẽ số lượng và tình trạng hàng hóa là giải pháp tốt. Phần mềm sẽ giúp bạn biết chính xác trong ngày bán được sản phẩm nào, số lượng ra sao, quản lý được danh sách khách hàng ra vào, lượng hàng tồn kho…Khi xảy ra thất thoát hàng hóa, cửa hàng sẽ nhanh chóng phát hiện ra ngay.
- Ngoài ra, sử dụng phần mềm có thể theo dõi, giám sát được ca trực của từng nhân viên, lịch sử bán hàng của từng nhân viên được lưu lại chi tiết giúp chủ cửa hàng có thể quản lý chặt chẽ hoạt động của nhân viên. Từ đó giảm thiểu tình trạng gian lần của nhân viên.
Đào tạo nhân viên kỹ năng chống trộm
- Nhân viên bán hàng là người dành thời gian nhiều nhất ở cửa hàng, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đây cũng chính là đối tượng trực tiếp giám sát cửa hàng. Người chủ cửa hàng bên cạnh đào tạo cho nhân viên về kỹ năng bán hàng, quản lý hàng hóa cũng nên trang bị thêm cho họ kỹ năng phòng ngừa trộm cắp: hành vi mua hàng, những biểu hiện khả nghi, quan sát tỉ mỉ mọi hoạt động tại cửa hàng.
- Tất nhiên thái độ của nhân viên bán hàng phải thật khéo léo tránh kiểu lẽo đẽo theo sát từng khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác không thoải mái, thiếu tự do, bị theo dõi…Nhân viên trong cửa cũng phải luôn đảm bảo số lượng, giá cả của sản phẩm. Cuối cùng, cửa hàng nên bố trí đủ số lượng nhân viên để hỡ trợ lẫn nhau trong quá trình bán hàng và cảnh giác với tình trạng mất trộm.
Sử dụng các thiết bị chống trộm
- Trong một số trường hợp, dù nhân viên rất cẩn thận giám sát, quản lý chặt chẽ nhưng vẫn bị mất trộm quần áo. Vì vậy hiện nay trên thị trường cũng có sản phẩm hỗ trợ các cửa hàng chặt chẽ hơn như camera chống trộm, cổng từ an ninh, tủ gửi đồ cá nhân…
- Trên mỗi hàng hóa thường có nhãn hiệu kèm mã vạch. Nếu khách hàng hồn nhiên mang đồ ra về mà “quên tính tiền” cổng từ sẽ reo lên, giúp bạn nhận biết và ngăn chặn ngay. Ngoài bạn cũng có thể lắp các camera giám sát để quản lý sự ra vào của khách hàng, nếu gặp trường hợp nào bị thất thoát bạn có thể biết được người đó là ai. Tủ đồ cá nhân sẽ hạn chế được tình trạng khách “cầm nhầm”, “để tạm”…
Hy vọng, những gợi ý của phan mem quan ly ban hang đã giúp các chủ cửa hàng thời trang có những giải pháp hiệu quả để phòng chống mất cắp, quản lý chặt chẽ hơn hàng hóa trong dịp bận rộn cuối năm này.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất