7 sai lầm nhân viên bán hàng thường gặp

Nhân viên bán hàng chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chứ không phải chủ doanh nghiệp hay các bộ phận nhân sự khác. Vậy nên kỹ năng bán hàng của các nhân viên này sẽ quyết định lớn tới doanh thu bán hàng của đơn vị. Tuy nhiên những sai lầm thường gặp của các nhân viên bán hàng có thể tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và doanh thu của đơn vị. Vì vậy, nhân viên bán hàng cần tránh mắc phải 7 lỗi sai cơ bản sau:

ban-hang-5

1. Xuất hiện thiếu chuyên nghiệp

Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình và chấp nhận mua hàng của bạn thì bạn phải thực sự chuyên nghiệp về cả hình thức lẫn thái độ. Điều này nghĩa là bạn phải chuẩn bị thật sự kĩ lưỡng để xuất hiện hoàn toàn tự tin và phù hợp trước khách hàng. Mọi người sẽ mua hàng chủ yếu dựa trên niềm tin đối với bạn và sự nhiệt tình của bạn chứ không thực sự chỉ bởi những hiểu biết của bạn về sản phẩm.

2. Nói quá nhiều

Bạn nói chuyện với khách hàng nhưng như thể bạn đang kể chuyện và tất nhiên không ai có hứng thú để dành thời gian chỉ để nghe bạn kể chuyện. Khi bạn hỏi khách hàng để nắm được những yêu cầu và mong muốn của khách hàng chính là bạn đang cố gắng bán hàng, bạn tìm hiểu những mong muốn của khách hàng và nhờ đó mà bạn có thể hướng dẫn khách hàng lựa chọn được đúng sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn.

3. Sử dụng ngôn từ chưa khéo léo

Sử dụng ngôn từ là cách mà chúng ta dùng để diễn đạt và bày tỏ những mong muốn của bản thân và chúng đồng thời cũng gây tác động đáng kể đến người nghe. Một số từ ngữ mà chúng ta thường xuyên sử dụng nhưng trên thực tế lại không được khuyến khích, ví dụ từ “hợp đồng”, chúng ta đều biết rằng hợp đồng là văn bản pháp luật để ràng buộc giữa hai bên. Khi nhắc đến nó, người ta thường có cảm giác trịnh trọng, nghiêm túc một cách nặng nề và chắc chắn là chúng ta đều sẽ tỏ ra thận trọng hơn khi đề cập đến vấn đề luật pháp. Vì vậy thay vì nói “ hợp đồng”, hãy gọi là “ thỏa thuận” hay “ giấy tờ hành chính”. Hãy lưu ý về các từ ngữ mà bạn sử dụng và thay thế bất cứ từ ngữ gợi lên hình ảnh tiêu cực nào bằng một từ khác với ý tứ lịch thiệp và tích cực hơn.

4. Không đầu tư thời gian vào việc xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ tốt sẽ xây dựng được lòng tin. Không ai muốn mua hàng từ một người nào đó mà họ không thích và không tin tưởng. Đừng chỉ chăm chăm tập trung vào việc thể hiện khả năng diễn thuyết của bạn về sản phẩm trước khách hàng mà hãy làm quen, tìm hiểu và tạo cho khách hàng ấn tượng tốt về bạn trước khi bạn muốn có cơ hội để thuyết phục họ mua hàng.

5. Thiếu khả năng phân loại khách hàng

Khi bạn tiếp xúc với khách hàng, sẽ có một lượng khách hàng nhất định từ chối sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn, bởi nhiều lý do, có thể là vì họ không có nhu cầu hoặc có thể là họ không có đủ tiền…Việc của bạn là phải biết được điều đó trước khi đầu tư quá nhiều thời gian vào một khách hàng mà ngay từ đầu họ đã không có ý định mua sản phẩm của bạn. Hãy tỏ ra thông minh khi đặt 3 hoặc 4 câu hỏi cần thiết và các câu trả lời sẽ cho bạn biết liệu họ có phải là đối tượng mà bạn nên dành thêm thời gian để thuyết phục hay không.

6. Không biết lúc nào nên ngừng giới thiệu về sản phẩm

Có rất nhiều nhân viên bán hàng cho rằng họ phải thể hiện với các khách hàng tiềm năng tất cả mọi thứ họ biết về sản phẩm. Ngay cả sau khi khách hàng ám chỉ rằng họ quan tâm đến sản phẩm này song nhân viên bán hàng vẫn tiếp tục nói về sản phẩm. Điều này có thể khiến cho khách hàng thấy khó chịu và từ chối mua sản phẩm của bạn.

7. Không biết làm thế nào để kết thúc giao dịch

Trong nhiều trường hợp, tất cả những gì mà bạn phải làm chỉ là đặt một câu hỏi trực tiếp để kết thúc giao dịch bán hàng, đó là:"Quý khách sẽ thanh toán bằng tiền mặt, séc hay thẻ tín dụng?"

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất