5 cách SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HIỆU QUẢ không phải ai cũng biết
Nhà bán lẻ khi huy động vốn đã khó, sử dụng nguồn vốn hiệu quả càng khó hơn. Đây là vấn đề luôn ám ảnh nhiều chủ cửa hàng dù là kinh doanh sách - văn phòng phẩm, hay điện tử điện lạnh, bởi từng đồng vốn đều phải sinh ra lợi nhuận, muốn vậy thì chi phí vốn bỏ ra phải cân đối hợp lý. Do đó, 5 cách sử dụng vốn hiệu quả dưới đây là gợi ý không phải ai cũng biết để cửa hàng tồn tại và phát triển.
Trong phạm vi bài viết, nguồn vốn được hiểu không chỉ là số tiền hay giá trị tài sản, nó còn bao gồm cả con người và các yếu tố khác nữa. Vậy nên người quản lý phải: Khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực người quản lý tài chính; sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm; quản lý vốn chặt chẽ đúng mục đích, không để thất thoát; tính toán sử dụng các nguồn vốn để đưa vào kinh doanh.
1. Nâng cao năng lực người quản lý
Đã rất nhiều CEO, Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ nhấn mạnh rằng “Con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”, đặc biệt người đứng đầu sẽ có nhiệm vụ chèo chống để đưa mô hình kinh doanh đi lên. Vậy nên, khi là lãnh đạo, các chủ cửa hàng phải thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao kĩ năng quản lý, rèn luyện tư duy và nhanh nhạy với xu thế thị trường. Từng đồng vốn bỏ ra phải tính toán được sẽ thu về lợi nhuận bao nhiêu, tầm ảnh hưởng cho thương hiệu ra sao, khai thác đúng khả năng của nhân viên hay mỗi bước tiến trong hoạt động kinh doanh đều phải được quyết định dựa trên nền tảng kiến thức của người quản lý.
Bài học đắt giá gần đây là chuỗi nhà hàng The Kafe sau một thời gian phát triển nóng đã phải ngừng hoạt động. CEO của The Kafe rất giỏi về kiến thức và có tâm, tuy nhiên năng lực quản lý không đáp ứng được yêu cầu với tốc độ mở chuỗi nhanh chóng dẫn tới thất bại.
Điều đó cho thấy, nếu bạn chỉ giỏi về một mảng nào đó thì hãy học thêm điều mình còn thiếu, năng tìm tòi để tiếp thu kiến thức đúng người, đúng chỗ. Có kiến thức vững vàng sẽ giúp bạn tự tin xây dựng chiến lược để sử dụng nguồn vốn hiệu quả và thông minh.
2. Xây dựng lộ trình sử dụng vốn cho từng giai đoạn
Bất cứ bản kế hoạch kinh doanh chi tiết nào đều cần xây dựng được lộ trình sử dụng nguồn vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả. Lộ trình kinh doanh gồm bao nhiêu bước, mỗi bước sẽ được phân bổ nguồn vốn ra sao, dùng cách nào để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Ví dụ nguồn vốn của bạn sẽ chia cho các chi phí cố định, chi phí lưu định. Thời điểm bắt đầu xây dựng mô hình sẽ cần đầu tư tiền thuê mặt bằng, trang thiết bị, nhân viên, … thì số vốn lúc này phải được chi khá lớn có thể tới 2/3 số vốn, sau 1 - 3 tháng kinh doanh thì chi phí duy trì sẽ dựa trên phần trăm doanh thu, nguồn vốn này của bạn sẽ còn lại bao nhiêu để tính cho các bước tiếp theo.
Khi càng liệt kê chi tiết, công việc sẽ đi theo khung có sẵn để thực hiện đúng định hướng, các chỉ số đo lường sẽ giúp xác thực nguồn vốn của bạn có đang mang lại lợi nhuận hay không.
3. Xây dựng cơ chế quản lý vốn
Có lộ trình cụ thể để xác định đường đi nhưng cũng đừng quên những biện pháp quản lý để nguồn vốn được sử dụng tiết kiệm, tối đa hóa lợi ích mà tránh bị thất thoát. Làm gì để giảm chi phí, giảm giá thành, tăng số lượng hàng bán ra, chiếm lĩnh được thị trường,… Trả lời những câu hỏi đó là một cách để quản trị và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Có phương án quản lý vốn đồng nghĩa bạn sẽ hạn chế được những rủi ro không mong muốn. Trong quá trình kinh doanh chắc chắn sẽ còn gặp nhiều vấn đề phát sinh liên quan tới dòng tiền, con người, các mối quan hệ, … nên xây dựng cơ chế quản lý vốn ngay từ đầu là một cách để bạn kiểm soát nguồn vốn tốt hơn.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Không ai có thể thành công một mình và tận dụng được nguồn nhân lực tài năng sẽ giúp công việc của người chủ cửa hàng bớt nặng nhọc. Khi mới đầu kinh doanh, có thể bạn sẽ chỉ cần đội ngũ nhân sự chăm chỉ, thật thà, chịu khó nhưng theo thời gian để mô hình kinh doanh của mình phát triển hơn thì bạn lại cần những con người có năng lực cao hơn, có tầm nhìn để đồng hành cùng mình.
Chuỗi thực phẩm sạch Sói Biển là doanh nghiệp trẻ luôn đào tạo nhân viên với thái độ trung thực nhưng đi kèm theo đó là các buổi học để nâng cao nhận thức, năng lực trong quá trình làm việc. Kết quả những lứa nhân viên đầu tiên của Sói Biển nay đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như quản lý, nhân viên thu mua sản phẩm, trưởng kho, … Đến nay, Sói Biển đã có chuỗi 11 cửa hàng và vẫn đang tiếp tục phát triển hơn nữa, để có được thành công ấy đội ngũ nhân sự đóng vai trò rất quan trọng để thương hiệu Sói Biển có thể tiến xa như bây giờ.
Mỗi doanh nghiệp, cửa hàng sẽ có những cách khác nhau để đào tạo đội ngũ nhân viên, đầu tư vào con người là một trong những cách sử dụng vốn hiệu quả, tránh để nguồn vốn này nhàn rỗi và chắc chắn việc nâng cao năng lực những người đồng sự sẽ giúp ích rất lớn để chủ cửa hàng có thể phát triển thương hiệu của mình tốt hơn.
5. Hiện đại hóa trang thiết bị
Nhà đầu tư chuỗi Xe điện PEGA (HK Bike) - ông Phan Minh Tâm đã từng nói rằng: “Người Việt Nam thiếu tính hệ thống, sức người chỉ quản lý được 1-2 cửa hàng nhưng từ cửa hàng thứ 3 là đuối. Phải biết dùng máy móc để phục vụ mình.” Việc trang bị các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý bán hàng, camera chống trộm, máy tính, các thiết bị điện tử, … sẽ giúp cho quy trình bán hàng của Nhà bán lẻ đơn giản và chính xác hơn rất nhiều. Đây là một cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả chứ không phải khoản đầu tư mông lung.
Ví dụ khi sử dụng phần mềm bán hàng thay cho việc ghi chép sổ sách bằng tay sẽ giúp tiết kiệm sức người mà đảm bảo được tính chính xác của dòng tiền, giảm thiểu tới 30% thất thoát, tiết kiệm hơn 30% chi phí nhân viên. Thậm chí chủ cửa hàng có thể đi công tác xa, mà vẫn quản lý được toàn bộ hoạt động diễn ra tại cửa hàng qua ứng dụng trên điện thoại di động, giúp tiết kiệm thêm 3 giờ có mặt mỗi ngày.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất