5 bước để thành lập một chiến dịch marketing hiệu quả

Tất cả chúng ta khi điều hành dù là một cửa hàng nhỏ cho đến một doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia, đều cần có những kế hoạch kinh doanh cụ thể, tuy nhiên nhiều người lại không nhận ra rằng tầm quan trọng của các kế hoạch marketing cũng mang tính sống còn với họ. Khác với các kế hoạch hoạt động kinh doanh, kế hoạch marketing sẽ tập trung vào việc làm thế nào để giành được và duy trì lượng khách hàng. Đó là một chiến dịch cụ thể mà qua đó bạn sẽ quyết định được cac công cụ cũng như chiến thuật mà bạn sẽ sử dụng để đạt được doanh số bán hàng. 

Bước 1: Phân tích tình hình

application_22

Điều đầu tiên bạn cần làm là nhìn lại và xem những gì bạn đang cung cấp khiến bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Dựng lên một bản phân tích một cách tổng quát và đầy đủ về 4 yếu tố chính sau đây: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Trong đó điểm mạnh và điểm yếu nói lên những gì đang tồn tại trong công ty/doanh nghiệp của bạn, còn hai mục sau sẽ đánh giá các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài.

Để đánh giá được điểm mạnh mà bạn đang có, bạn cần cân nhắc xem điều gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi trội hơn so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường. Điều gì mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn? Mặt khác, những điểm yếu có thể là bất cứ điều gì xuất phát từ chính doanh nghiệp của bạn khiến việc kinh doanh của bạn gặp khó khăn (như nhân viên thiếu kinh nghiệm, dịch vụ khách hàng kém).

Sau đó, bạn hãy phân tích những cơ hội xuất phát từ môi trường bên ngoài, như là cơ hội mở rộng thị phần trong một thị trường mới. Và cũng đừng quên dự liệu trước những thách thức và khó khăn mà bạn sẽ đối mặt. Qua đó, bạn có thể lập ra những bước đi để có thể dùng điểm mạnh của mình để đối mặt với các thách thức từ thị trường, cũng như tận dụng các cơ hội để cải thiện các điểm yếu.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Bước tiếp theo bạn cần làm đó là xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn có thể làm điều này dựa trên nhiều tiêu chí, như tuổi tác, giới tính, thu nhập hay vị trí địa lý, phong cách sống. Thậm chí hãy luôn đặt ra những câu hỏi về khách hàng tiềm năng của bạn: họ là người bảo thủ hay tân tiến? những người tiên phong hay chỉ là mua hàng theo thị hiếu chung? Cổ điển hay hiện đại?

B

Nếu khách hàng của bạn là những doanh nghiệp, bạn có thể phân loại họ dựa trên loại hình kinh doanh, quy mô, vị trí địa lý... Càng xác định được cụ thể các đặc điểm của khách hàng, bạn sẽ càng dễ dàng trong việc tiếp cận họ.

Bước 3: Bạn sẽ đạt được gì?

Bạn muốn kế hoạch marketing của mình mang lại kết quả ra sao? Ví dụ như trong quý tiếp theo, bạn muốn doanh số bán hàng của mình sẽ tăng tối thiểu 20% chẳng hạn. Bạn nên lập ra một danh sách ngắn gọn các mục tiêu với các tiêu chí cụ thể, để bạn có thể theo dõi nó trong tương lai và biết liệu kế hoạch đã đề ra có đạt được những mục tiêu đó hay không.

Bước 4: Phát triển chiến lược mà bạn sẽ sử dụng

Một chương trình marketing tốt sẽ nhắm vào tất cả những khách hàng triển vọng của bạn. Với những khách hàng chưa từng tiếp cận hoặc biết tới bạn, các loại quảng cáo, hoạt động PR, và marketing trực tiếp sẽ phù hợp để gieo vào họ ấn tượng về sản phẩm của bạn. Với những khách hàng đã biết đến hoặc nghe nói đến bạn, bạn sẽ nhận được phản hồi của họ tốt hơn với các email marketing, các chương trình, sự kiện tri ân khách hàng.

Để hoàn tất chiến dịch, bạn nên liệt kê ra các phương thức mà bạn sẽ sử dụng và cách mà bạn sẽ áp dụng chúng trong quá trình thực hiện. Sự kết hợp giữa các chương trình sẽ mang lại hiệu quả hơn hẳn các chương trình chạy đơn lẻ.

Bước 5: Lập ngân sách cho chiến dịch marketing của bạn

Thông thường, ngân sách cho các chiến dịch marketing của bạn sẽ xuất phát từ tổng doanh thu từ việc bán hàng của bạn. Tất nhiên khi bạn mới khởi nghiệp, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tự bỏ vốn ra, hoặc vay mượn hoặc huy động từ các nguồn đầu tư. 

Khi bạn tính toán các chi phí của các bước trước đó, bạn có thể vượt quá mức mà ngân sách của bạn cho phép. Bạn chỉ cần rà soát lại các bước đó và điều chỉnh lại để có một chiến dịch với chi phí nằm trong mức cho phép.

Hãy luôn ghi nhớ điều này: marketing là khâu cực kỳ quan trọng để quyết định sự thành bại việc kinh doanh của bạn. Có rất nhiều cách để bạn có thể đưa hình ảnh của mình đến với khách hàng mà không tốn nhiều công sức cũng như tiền bạc. Và để tìm ra những cách làm tốt nhất, phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình, bạn luôn cần phải vạch ra những kế hoạch cụ thể và nhất quán.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất