4 lưu ý để kinh doanh LINH KIỆN ĐIỆN THOẠI “một vốn bốn lời”

Có bao giờ bạn nghĩ tới việc mở cửa hàng kinh doanh linh kiện điện thoại? Thật là thiếu sót nếu bạn bỏ quên nó, tuy không phải mới mẻ nhưng thị trường này lại hứa hẹn nhiều cơ hội để bạn phát triển và thành công.

4-luu-y-de-kinh-doanh-linh-kien-dien-thoai-mot-von-bon-loi

Để kinh doanh thành công lĩnh vực "một vốn bốn lời" này, chủ cửa hàng không được bỏ qua 4 lưu ý sau:

1. Tiền chuẩn bị bao nhiêu là đủ?

- Khi mở một cửa hàng kinh doanh linh kiện điện thoại bạn sẽ phải tính đến những khoản chi phí sau: tiền thuê mặt bằng, nhập hàng, chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, chi phí thuê nhân viên, tiền mua sắm các trang thiết bị phục vụ bán hàng và quản lý, chi phí marketing,...

4-luu-y-de-kinh-doanh-linh-kien-dien-thoai-mot-von-bon-loi

- Thông thường với quy mô cửa hàng ở mức trung bình (khoảng 22m2) thì tiền nhập hàng khoảng 30-40 triệu. Ngoài ra về trang trí cửa hàng, giá kệ hàng thì cũng khoảng từ 10-20 triệu. Máy tính, máy in lazer khoảng 7-8 triệu. Phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch chiếm khoảng 10 triệu.

- Nếu có thể, chủ cửa hàng nên tham khảo kinh nghiệm của những người đã kinh doanh ngành nghề này để có hướng đi đúng đắn hơn. Ngoài ra, với những người sở hữu số vốn lớn (trên 100 triệu) thì sau khi trừ đi các khoản kể trên thì số tiền còn dư khá nhiều sẽ được sử dụng cho mục đích nhập hàng. Với số tiền này bạn có thể trang bị cho cửa hàng linh kiện điện thoại hầu hết sản phẩm đang có trên thị trường: chíp, pin, màn hình, ốc vít,...

2. Xác định khách hàng trọng tâm

Đối với loại hình kinh doanh linh kiện điện thoại thì khách hàng chủ yếu sẽ là các chủ cửa hàng sửa chữa điện thoại. Bởi vì:

- Đây là đối tượng có nhu cầu mua các dòng pin, màn hình, chip, máy tháo mở ốc, cạo keo cầm tay,... để thay mới hoặc phục vụ cho việc sửa chữa sản phẩm. Và đặc trưng nghề sửa điện thoại phải cần đến những linh kiện này.

4-luu-y-de-kinh-doanh-linh-kien-dien-thoai-mot-von-bon-loi

- Thường đối tượng khách hàng này sẽ mua số lượng hàng khá lớn của bạn vì hình thức kinh doanh của họ là cửa hàng chứ không phải tự sửa chữa tại nhà. 

Khách hàng thứ hai đó chính là những người có nhu cầu độ điện thoại hoặc tự mua về rồi sửa chữa. Đối tượng này chủ yếu là những bạn trẻ tuổi từ 20-25 yêu thích công nghệ và thích sự sáng tạo. Họ sẽ chuyên đi “săn lùng” những loại linh kiện độc và lạ (chip, màn hình Led, loa,...) để “độ dế yêu” của mình thành sản phẩm khác biệt và gây sự chú ý.

3. Nên mua những loại linh kiện nào?

Dựa trên việc xác định được đối tượng khách hàng trọng tâm chủ cửa hàng kinh doanh linh kiện điện thoại sẽ phân loại sản phẩm theo từng nhóm khách hàng như vậy.

- Chủ cửa hàng sửa chữa: Nên nhập các loại máy móc để tháo lắp điện thoại, pin, màn hình, ổ cứng, ram, chíp, camera, loa, lớp vỏ, linh kiện kết nối (wifi, bluetooth, mạng),...

4-luu-y-de-kinh-doanh-linh-kien-dien-thoai-mot-von-bon-loi

Bởi đây là những sản phẩm thông dụng nhất mà các cửa hàng sửa điện thoại cần.

Để tìm những linh kiện này, bạn nên đến tại các chợ điện tử nổi tiếng trong thành phố. Tại đây, giá sản phẩm chỉ bằng 1/3 hàng chính hàng. Chỉ cần có trong tay từ 10-15 triệu bạn đã “rinh” về được mấy thùng linh kiện mà mình cần. Nếu đến sớm và khéo chọn, khách hàng có cơ hội tìm được món đồ vừa ý cao hơn.

Nếu đi vào buổi tối thì bạn nhớ bật đèn flash trên điện thoại để soi kỹ món đồ trước khi mua. Do sự đa dạng về nguồn hàng nên khi tìm mua sản phẩm tại đây, chủ cửa hàng cần kiểm tra kỹ, hỏi kỹ về nguồn gốc sản phẩm.

Để kiểm chứng, có người đã từng thử mua chiếc bàn phím có giá 40 ngàn chợ điện tử. Khi kiểm tra kỹ tại nhà thì sản phẩm này bị liệt gần hết cụm Num-pad.

- Đối với nhóm khách hàng là người thích “độ” điện thoại: Chủ cửa hàng nên “săn” những món hàng độc như: màn hình, Rung iPhone 7, thiết bị tăng bộ nhớ iPhone, cảm biến 3D/2D,... Không nên nhập quá nhiều mà nên chọn lọc sản phẩm nào đáng mua và hướng đến khách hàng mục tiêu.

4. Không nhập quá nhiều ở lần đầu tiên

Là người mới tập tành việc kinh doanh linh kiện điện thoại, bạn không nên nhập quá nhiều hàng ở lần đầu tiên. Bởi vì:

- Bạn có chắc khách hàng sẽ thích và mua hết những sản phẩm bạn nhập về?

- Tránh được việc nhập phải nguồn hàng không chất lượng (nếu nhập ít thì hạn chế được lỗ vốn, nhập nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu). Đây coi như bước kiểm tra nguồn hàng, nếu nhà cung cấp này tốt sẽ tiến hàng nhập vào đợt tiếp theo.

- Tránh tồn kho và xem thị hiếu của khách hàng hướng đến sản phẩm nào nhiều nhất để tiếp tục nhập.

Chủ cửa hàng nên chờ có đơn hàng mới (khách hàng đặt mua) nhập tiếp thì sẽ tốt hơn, vì như vậy để xem khách hàng cần gì, thích mua linh kiện nào nhất rồi cân nhắc cho lần nhập tiếp theo. Ví dụ: Sau lần nhập hàng đầu tiên bạn nhận thấy linh kiện màn hình điện thoại iPhone và pin được tiêu thụ nhanh chóng, khách đặt hàng sản phẩm này nhiều thì đến lần lấy hàng tiếp theo bạn hãy liệt kê 2 nhóm hàng này vào danh sách quan trọng và tăng số lượng sản phẩm.

- Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm phần mềm quản lý là điều quan trọng giúp cửa hàng kinh doanh linh kiện điện thoại hoạt động tốt hơn. Khi đã đi vào hoạt động, cửa hàng của bạn cần phải có phần mềm quản lý để kiểm kê hàng hóa cũng như doanh thu. Nếu linh kiện quá nhiều, bạn sẽ chẳng thể nào đếm và ghi chép sổ sách chính xác được.

- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vừa tiện lợi cho việc xuất – nhập lại dễ dàng kiểm kê được lãi lỗ của cửa hàng. Hơn thế nữa, bạn có thể kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh bán hàng ở bất cứ đâu với chiếc điện thoại của mình mà không cần phải có mặt tại cửa hàng.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất