4 bước PHẢI CÓ trong kế hoạch kinh doanh SIÊU THỊ MINI

Siêu thị mini là một hình thức kinh doanh không còn xa lạ ở Việt Nam hiện nay. Rất nhiều người ấp ủ ý định này bởi sức hút từ mức lợi nhuận hấp dẫn. Để có được một bản kế hoạch với đầy đủ các bước tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động buôn bán sau này, bạn phải bám sát và thực hiện khắt khe đủ 4 yếu tố dưới đây.

4-buoc-phai-co-trong-ke-hoach-kinh-doanh-sieu-thi-mini

1. Nghiên cứu thị trường khu vực

Đa số siêu thị mini đều được đặt ở các khu tập thể, khu chung cư. Thông thường người dân sống trong các khu vực này sẽ chi trả 50.000-150.000 để mua sắm đồ dùng hằng ngày. Như vậy, mức giá sản phẩm bán ra cho những đối tượng này nên ở mức trung bình, không quá đắt.

Siêu thị mini là sự lựa chọn phổ biến nhất đối với những người dân trong các khu dân cư, những sản phẩm mà họ thường mua nhất là đồ ăn và vật dụng trong gia đình: mì tôm, mắm, muối, giấy vệ sinh, bánh kẹo, thực phẩm sống, đồ khô,... các dòng sản phẩm này đều có rất nhiều hãng, thương hiệu khác nhau cùng cung cấp. Bạn cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể để biết thị hiếu của khu vực mình kinh doanh, lựa chọn những sản phẩm có mức tiêu thụ tốt nhất. Sau đó trong quá trình kinh doanh, bạn cũng sẽ đưa ra được những số liệu cụ thể tại siêu thị mini của mình để đưa ra những quyết định cho những đợt nhập hàng tiếp theo.

2. Xác định sản phẩm

Một số sản phẩm phổ biến thường bán trong siêu thị mini bao gồm: Thực phẩm, đồ ăn tươi, đồ khô, sữa, đồ gia dụng và nước ngọt,... Để xác định cụ thể sản phẩm sẽ nhập về bán, trước tiên bạn phải khoanh vùng các hạng mục mình sẽ kinh doanh rồi mới liệt kê chi tiết từng sản phẩm trong bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini của mình.

4-buoc-phai-co-trong-ke-hoach-kinh-doanh-sieu-thi-mini

Ví dụ: Với số vốn khoảng 150 triệu để kinh doanh siêu thị mini, các hạng mục mà cửa hàng của bạn sẽ kinh doanh là thực phẩm, đồ ăn tươi, thực phẩm khô, sữa, thức uống, đồ đông lạnh. Trong đó, dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường tại các khu dân cư, từng hạng mục này sẽ nhập cụ thể các sản phẩm/nhãn hàng như sau:

- Thực phẩm sẽ bao gồm các sản phẩm: rau (rau ngót, rau cải), kem (Merino, Vinamilk), sữa chua (Ba Vì, TH True Milk),...

- Đồ ăn tươi: thịt gà, ba chỉ bò Mỹ, sườn non,...

- Thực phẩm khô: nước mắm, dầu ăn, bột canh, tương ớt, mì chính, gia vị các loại,...

- Thức uống: Pepsi, 7up, Mirinda, trà xanh 0 độ, C2,...

- Sữa: Vinamilk, Milo, TH True Milk.,...

- Đồ đông lạnh: các loại hải sản đông lạnh,...

3. Sắp xếp, trang trí không gian siêu thị mini

Từng chi tiết trong siêu thị mini sẽ đều có những tác động nhất định tới tâm lý của người mua hàng, vì thế bạn cần tính toán chi tiết và cẩn thận để có cách bố trí, trang trí không gian mang lại hiệu của tốt nhất.

- Diện tích mặt bằng: với quy mô của một siêu thị mini, diện tích của mặt bằng nên nằm trong khoảng từ 50-80m2.

- Trần nhà: Mặt trần cần tạo được cảm giác thoáng đãng, ấm cúng. Bạn không cần tạo phần mặt trần quá tráng lệ gây tốn kém chi phí mà chỉ cần đơn giản, có thể dùng màu trắng tinh hoặc tông màu ấm hơn như tông màu vàng trắng.

- Mặt sàn: Phần này đối diện với trần nhà, có chịu tác động từ màu sắc của ánh đèn trên trần nhà rọi xuống. Bởi thế bạn có thể chọn những màu như màu trắng thuần tự nhiên hay màu nhạt. Việc này sẽ khiến không gian trở nên rộng rãi hơn và tạo cảm giác sạch sẽ, rất có lợi cho việc bán các thực phẩm như đồ ăn tươi sống, đồ ăn khô, đồ ăn nhanh trong siêu thị mini.

- Biển hiệu: Tấm biển hiệu nên có hình chữ nhật, chiều rộng sẽ phải lớn hơn chiều cao, độ dài bằng với mặt tiền của siêu thị. Không sử dụng quá nhiều màu trong tấm biển hiện (tối đa 3 màu), nên đơn giản tinh tế và phù hợp với logo của siêu thị.

- Mặt sàn hiên nhà trước cửa siêu thị: Đây là vị trí đặt chân đầu tiên của khách hàng tới cửa hàng nên sẽ có những tác động nhất định tới tâm lý mua hàng. Không nên sử dụng các màu tro hay đen cho phần này, cần sử dụng những loại gạch sáng màu và dễ cọ rửa vệ sinh, bệ hiên cần vuông vắn.

- Âm nhạc: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bản nhạc phù hợp cũng có khả năng kích thích khách hàng mua hàng hóa nhiều hơn. Âm lượng của nhạc trong siêu thị mini không nên quá lớn, nên chọn những bản nhạc có giai điệu du dương, nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

4-buoc-phai-co-trong-ke-hoach-kinh-doanh-sieu-thi-mini

4. Thuê nhân viên

Bạn cần thuê những nhân viên có năng lực chứ không phải nhân viên giỏi. Cần đào tạo nhân viên một cách tận tụy để tránh những rủi ro trong quá trình kinh doanh. Đối với một siêu thị mini, thông thường sẽ cần nhân viên cho những vị trí như sau:

- 1 cửa hàng trưởng: cần người có kinh nghiệm quản lý, có thể quán xuyến mọi việc như tạp vụ, điều phối, đồng thời cũng là người hỗ trợ cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, thu hút khách hàng 

- 2 nhân viên thu ngân: đảm nhận công việc quét mã, thanh toán và đóng hàng cho khách.

- 5 người xử lý hàng hóa: đảm nhận công việc sắp xếp hàng hóa, quản lý kho, vận chuyển. Trong đó cần có 1 người đứng tại các quầy để hỗ trợ khách hàng, 2 người quản lý kho hàng và 2 người đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa.

Với khối lượng sản phẩm rất lớn khi kinh doanh siêu thị mini, việc quản lý hàng hóa sẽ là một vấn đề nan giải cho dù bạn đã có đủ số lượng nhân viên, vì thế, lựa chọn sử dụng một phần mềm quản lý hàng tồn kho sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Các số liệu nhập cần chính xác và đầy đủ, từ đó, phần mềm sẽ giúp bạn thống kê con số cụ thể về tình trạng kho hàng. Thậm chí, bạn không cần có mặt tại kho mà vẫn có thể quản lý dễ dàng.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất