XÂY DỰNG CHUỖI là xu hướng tất yếu?

Xây dựng chuỗi cửa hàng không còn là mô hình xa lạ với những nhà bán lẻ, dù đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam từ lâu nhưng đến thời điểm này mở chuỗi vẫn là câu hỏi khó khiến nhiều người loay hoay liệu nó có thực sự cần thiết. Để tìm hiểu xây dựng chuỗi có phải là xu hướng tất yếu của tất cả mô hình kinh doanh bán lẻ hay không, mời bạn đọc đến với bài viết sau.

xay-dung-chuoi-la-xu-huong-tat-yeu

1. Tâm lý chủ cửa hàng

Tất cả những người kinh doanh khi lên chiến lược đều kì vọng công việc làm ăn của mình phát triển theo chiều hướng đi lên. Khi một cửa hàng thu nhập tốt, có tiềm năng, chủ cửa hàng sẽ tham vọng mở thêm cửa hàng khác để tăng doanh số, nhân rộng mạng lưới kinh doanh để khai thác tối đa thị trường. Đó chính là nhu cầu xây dựng chuỗi cửa hàng.

Việc cạnh tranh thị phần giữa các nhà bán lẻ luôn là “cuộc chiến khốc liệt”. Nếu có đủ năng lực và người giúp sức, chủ cửa hàng có thể tự mở chuỗi dù bước tiến tương đối chậm bởi nhiều vấn đề trong khâu quản lý, vốn,... cần giải quyết. Hoặc lựa chọn phương thức nhanh hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn đó là nhượng quyền. Dù cách này hay cách khác, để mở rộng qui mô kinh doanh, các chủ cửa hàng vẫn sẽ nghĩ đến việc xây dựng chuỗi như 1 xu hướng tất yếu của tương lai.

2. Tạo dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu là tài sản vô hình, là hình ảnh rõ ràng thể hiện giá trị cốt lõi và quan trọng nhất của mọi mô hình kinh doanh. Để thương hiệu đến gần với khách hàng, các nhà bán lẻ sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc, công sức và thời gian.

Hãy nhìn những cái tên nổi tiếng thế giới như Starbucks, gà rán KFC, Circle K là ví dụ điển hình cho việc xây dựng chuỗi thành công. Gần gũi hơn với Việt Nam có Highland coffee, thời trang May boutique, xe đạp điện Pega, hệ thống FPT shop, … cũng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Với tần suất xuất hiện và độ phủ rộng trên mỗi con phố, các kênh truyền thông, mỗi khi nghe nhắc đến họ người tiêu dùng đã có thể hình dung ngay lập tức thương hiệu ấy mang lại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, cảm xúc thế nào. Đó là thành công mà các nhà bán lẻ đều “thèm thuồng”. Và đó cũng là minh chứng rất rõ ràng của lợi ích khi xây dựng chuỗi cửa hàng, thương hiệu sẽ được phủ rộng hiệu quả theo.

xay-dung-chuoi-la-xu-huong-tat-yeu

3. Giá trị của cửa hàng

Chữ “tín” trong kinh doanh nên là tôn chỉ hàng đầu của tất cả các nhà bán lẻ, việc sản phẩm/dịch vụ của bạn được khách hàng yêu thích, gắn bó là điều tốt nhưng như vậy vẫn chưa đủ để nâng tầm giá trị cửa hàng của bạn. Cần hiểu rằng: ngoài số khách hàng khắp nơi tiếp nhận sản phẩm mang thương hiệu này thì giá trị của cửa hàng còn được tính dựa trên chỉ số gia tăng tương ứng với số lượng cửa hàng có cùng thương hiệu. Nghĩa là, nếu bạn xây dựng được chuỗi cửa hàng với nhiều chi nhánh làm ăn tốt, đặt ở vị trí trung tâm dễ nhìn dễ thấy, người tiêu dùng năng lui tới, sản sinh nhiều giao dịch mang lại lợi nhuận thì chắc chắn giá trị thương hiệu bạn xây dựng sẽ được đánh giá cao hơn nhiều lần.

Điều này đúng với câu chuyện của bánh mỳ Subway nổi tiếng. Chàng trai trẻ người Mỹ khởi nghiệp từ 1.000 USD với một cửa hàng, chịu thua lỗ nhiều năm đã có lúc tưởng chừng phải đóng cửa nhưng khi đó anh lại lựa chọn phương án mở thêm cửa hàng tiếp theo nhằm khuếch trương thương hiệu. Trong những thập kỉ sau đó đã có khi Subway mở được 50 cửa hàng mới trong vòng 1 tuần, trải khắp các nơi trên thế giới và trở thành cái tên quá quen thuộc. Giá trị thương hiệu ước tính lên tới hàng tỷ đô la.

Điều này cho thấy xây dựng chuỗi cửa hàng đã góp phần lớn giúp giá trị thị trường được gia tăng cũng như uy tín của cửa hàng với các đối tác, khách hàng.

xay-dung-chuoi-la-xu-huong-tat-yeu

4. Thu lợi gián tiếp từ thương hiệu 

Điều này được chứng minh rất rõ đối với Mcdonald’s. Thực tế có một số nhận định rằng Mcdonald’s có hiệu quả từ việc kinh doanh bất động sản hơn là hoạt động kinh doanh đồ ăn nhanh. Vì đất đai tại các cửa hàng của các cửa hiệu Mcdonald’s hầu hết được mua và giao quyền khai thác cho bên nhận nhượng quyền trong một thời gian nhất định, khi hết thời hạn nhượng quyền thì giá trị của những lô đất này được tăng lên gấp nhiều lần so với giá trị mua ban đầu. Người ta cho rằng, chính thương hiệu của Mcdonald’s đã làm cho giá trị của lô đất tại vị trí đó tăng lên và đây là 1 trong những yếu tố gián tiếp tạo thêm lợi thế cho chính lô đất, tương ứng một khoản lợi nhuận gia tăng thêm cho lô đất được tạo ra từ việc mở chuỗi.

Khi thương hiệu của bạn đã phát triển, những thứ “đi theo” cũng được tăng giá trị lên. Việc xây dựng chuỗi cửa hàng thành công đồng nghĩa mang tới cho bạn không chỉ là lợi nhuận đến từ sản phẩm chính mà còn là nguồn thu kèm với lợi ích trong tương lai từ những vấn đề khác.

Lời kết, xây dựng chuỗi cửa hàng dù không dễ dàng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành nhưng lại mang đến giá trị to lớn về mặt thương hiệu, qui mô, hình ảnh và cơ hội để có những bước tiến rất xa cho cửa hàng. Xu hướng xây dựng chuỗi tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục phát triển và dự báo sẽ ngày càng “bùng nổ” hơn trong tương lai.

KiotViet chúc bạn xây dựng chuỗi thành công. 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất