Nhiều người cho rằng việc ra đời và phát triển nhanh của kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hay các chuỗi bán lẻ đang khiến các cửa hàng truyền thống dần lép vế. Thế nhưng, theo báo cáo “Người mua hàng hay nhà bán lẻ - cần tập trung vào ai tại điểm bán?” của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy tăng trưởng của kênh thương mại truyền thống cao hơn kênh hiện đại đến 5,4% trong năm 2015 vừa qua. Có thể thấy rằng dù bị cạnh tranh bởi các siêu thị và chuỗi bán lẻ hiện đại, các cửa hàng tạp hóa vẫn có chỗ đứng trong thị trường bán lẻ Việt.
Giá cạnh tranh hơn so với bán lẻ hiện đại
Trong 3 năm qua, cứ mỗi cuối tuần, chị Huyền Trang (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường có thói quen đến siêu thị để mua sắm đồ dùng, thực phẩm cho cả tuần, kể cả sữa, bột và tã giấy cho con. Một lần không kịp mua sữa và tã, chị ra cửa hàng tạp hóa gần nhà thì phát hiện hộp sữa bột mà lâu nay chị mua ở siêu thị đắt hơn những nơi này từ 30.000 - 40.000 đồng, còn bịch tã lớn thì đắt hơn từ 10 -15%. Ngay cả lúc siêu thị có chương trình khuyến mãi, giá bán những sản phẩm này của siêu thị vẫn cao hơn từ 3 - 7%.
Với bà Thu Hà, người kinh doanh tạp hóa trong con ngõ Thành Công – Hà Nội thì từ khi kinh doanh đến nay cửa hàng của bà luôn được các nhà phân phối tín nhiệm ký gửi hàng cho dù xung quanh có rất nhiều cửa hàng hiện đại điện sáng, điều hòa trông khá bắt mắt. Bà Hà cho biết “Giá của họ luôn đắt hơn giá tại cửa hàng tôi từ 10 đến 20% điều này khiến cho những người dân xung quanh vẫn trung thành mua hàng tại cửa hàng của tôi cho dù cửa hàng không quá bắt mắt.
Lý do các cửa hàng tạp hóa luôn có mức giá tốt hơn các kênh bán lẻ hiện đại vì chi phí thuê mặt bằng ít hơn. Trong nhiều trường hợp, mặt bằng bán lẻ lại là chính nhà chủ cửa hàng. Hơn thế nữa, cửa hàng tạp hóa thường do chủ đứng ra bán hoặc chi phí thuê nhân viên cũng rẻ hơn so với các siêu thị. Chi phí ít hơn nên giá thành các mặt hàng ở đây cũng rẻ hơn so với các kênh bán lẻ hiện đại.
Vị trí của các cửa hàng bán lẻ truyền thống
Theo báo cáo ‘Người mua hàng hay nhà bán lẻ - cần tập trung vào ai tại điểm bán?’ của Công ty Nielsen Việt Nam vào cuối năm 2015, kênh bán lẻ truyền thống tăng trưởng cao hơn kênh thương mại hiện đại tới 5,4%. Đây là một tín hiệu tốt cho chủ cửa hàng bán lẻ truyền thống bởi trong một thập kỉ vừa qua kênh thương mại hiện đại luôn dẫn đầu về sức tăng trưởng và phát triển. Hơn 85% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện nay, tương đương với gần 10 tỉ đô la Mỹ là do kênh bản lẻ truyền thống mang lại.
Báo cáo chỉ ra rằng tuy mang lại lợi nhuận cao hơn kênh thương mại hiện đại nhưng kênh bán lẻ truyền thống lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà sản xuất. Năm 2015, các nhà sản xuất lớn chỉ đưa hàng hóa vào 30% số cửa hàng thuộc hệ thống bán lẻ truyền thống. Nhưng mức tiêu thụ ở phân khúc này lại chiếm tới 80% lượng hàng hóa bán ra. Nghịch lý này cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức vào kênh bán lẻ truyền thống của các nhà sản xuất.
Theo ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam: “Trong một thị trường có đến hơn 1,3 triệu cửa hàng kinh doanh truyền thống như Việt Nam, để đưa sản phẩm vào tất cả các cửa tiệm là một thách thức. Các nhà sản xuất - kể cả nhà sản xuất lớn có đội ngũ bán hàng hùng mạnh cũng không thể khai thác hết cơ hội”.
Báo cáo của Nielsen cũng tiết lộ rằng, bên cạnh việc tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè thì trước khi ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng từ thông tin của người bán lẻ ở kênh truyền thống. Đây là điều các nhà sản xuất nên lưu ý khi đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Theo các chuyên gia, số siêu thị, chuỗi cửa hàng hiện đại có tăng nhưng không nhiều như cửa hàng truyền thống mà ở đây chủ yếu là cửa hàng tạp hóa. Do đa phần dân số Việt Nam vẫn sống ở vùng nông thôn, kênh bán hàng hiện đại vẫn chưa thể vươn tới được. Ngay cả ở các đô thị lớn, những người lớn tuổi, bà nội trợ vẫn có thói quen mua hàng ở cửa hàng tạp hóa hay chợ do hai kênh này có tính tiện lợi riêng như gần nhà, mua sắm không phải gửi xe và có thể thiếu nợ nếu là khách hàng quen.
Làm gì để tăng trưởng tốt hơn?
Các cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ vẫn có sức sống riêng bởi sự hiện diện gắn chặt với thói quen mua nhanh, bán nhanh, di chuyển quãng đường ngắn của cư dân... Do đó, cửa tiệm tạp hóa sẽ không chết mà sẽ tồn tại song song với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị.
Nhưng sự phát triển nhanh của kênh bán lẻ hiện đại đòi hỏi các hộ kinh doanh cá thể, chủ cửa tiệm tạp hóa cũng phải thay đổi về cung cách phục vụ, không nói thách, bán hàng uy tín và chất lượng để tồn tại và thậm chí có thể tăng trưởng tốt nếu biết cách giữ chân “thượng đế”.
Cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng phải biết cách quản lý tốt hơn để giảm số lượng hàng hóa tồn kho, hàng thất thoát và đẩy mạnh doanh thu. Sử dụng một phần mềm bán hàng đơn giản với mức chi phí tiết kiệm sẽ giúp các chủ tạp hóa làm tốt việc quản lý cửa hàng của mình.
Bên cạnh đó, các chủ cửa hàng bán lẻ cũng cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức tốt về quản lý bán hàng. Hiều được điều đó phan mem quan ly ban hang phối hợp cùng công ty tư vấn và đào tạo Nhân Việt tổ chức buổi hội thảo CHỈ SỐ VÀNG trong quản lý cửa hàng. Nội dung hội thảo được thiết kế dành riêng cho những chủ cửa hàng và những ai đang muốn khởi nghiệp trong ngành bán lẻ. Qua hội thảo, các chủ cửa hàng sẽ biết hoạch định được công việc của mình, nắm bắt sắp xếp theo dõi hoạt động của nhân viên, thống kê được các chỉ số quan trọng và tìm được cách thúc đẩy cửa hàng phát triển.
Thông tin về hội thảo:
CHỈ SỐ VÀNG TRONG QUẢN LÝ CỬA HÀNG
Thời gian: 8h30 - 12h00 ngày 27/8/2016
Địa điểm: Dreamplex, Lầu 10 tòa nhà Miss Áo Dài, 21 Nguyễn Trung Ngạn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
Phí tham dự: 150.000đ/người. (Miễn phí với khách hàng chính thức của phan mem quan ly ban hang, vui lòng gọi hotline 04. 6253.7074 để đăng ký.)
ĐĂNG KÝ THAMG GIA NGAY: http://goo.gl/EEsmov