By N.T.T.Huong
Hạch toán kinh doanh hiệu quả nhờ lựa chọn phương pháp quản lý giá vốn phù hợp
Vì sao cần quản lý giá vốn?
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính là chìa khóa để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để quản lý chặt chẽ nguồn vốn, xác định chính xác các chi phí trong kỳ chính là điều kiện tiên quyết.
Chi phí giá vốn hàng hóa chính là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt giá vốn này không chỉ giúp tính toán chính xác lợi nhuận bán hàng, mà còn phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho, hỗ trợ bạn đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời.
Các phương pháp kế toán giá vốn
Kế toán giá vốn đưa ra nhiều phương pháp tính khác nhau. Mỗi doanh nghiệp dựa trên đặc thù hoạt động và mục đích sử dụng số liệu báo cáo sẽ lựa chọn cho mình phương pháp tính giá vốn phù hợp.
Có thể kể đến hai phương pháp kế toán giá vốn thông dụng, đã được phần mềm quản lý bán hàng
phan mem quan ly ban hang áp dụng để xác định giá vốn trong kỳ là: Phương pháp tính giá vốn tiêu chuẩn và phương pháp bình quân gia quyền trung bình.
Để giải thích các phương pháp tính trên, chúng ta hãy tham khảo một ví dụ sau:
· Tiền đề: tại đầu kỳ (cuối ngày 31/5), doanh nghiệp có
o Số lượng hàng tồn: 200 chiếc ghế
o Giá trị hàng tồn: 80,000,000 (trung bình 400,000 một chiếc ghế)
· Ngày 1/6, doanh nghiệp nhập 200 chiếc ghế với giá 500,000 một chiếc
· Ngày 8/6, doanh nghiệp bán 300 chiếc ghế với giá 800,000 một chiếc
· Ngày 16/6, doanh nghiệp nhập 200 chiếc ghế với giá 600,000 một chiếc
· Ngày 24/6, doanh nghiệp bán 200 chiếc ghế với giá 1,000,000 một chiếc
· Không có thêm giao dịch nào khác cho tới ngày 30/6
· Yêu cầu: tính chi phí hàng bán và giá trị hàng tồn của doanh nghiệp vào cuối tháng 6
- Phương pháp tính giá vốn cố định
Với phương pháp này, giá vốn trong kỳ sẽ được chủ cửa hàng ước lượng và ấn định một con số cố định để tính toán. Số liệu này sẽ được sử dụng để xác định Giá trị hàng bán trong kỳ và Giá trị hàng tồn cuối kỳ.
Ví dụ trong trường hợp này, chủ cửa hàng ước tính đơn giá nhập trung bình trong kỳ là 480,000
Giá trị hàng bán trong kỳ = 480,000 x (300 + 200) = 240,000,000
Số lượng hàng tồn cuối kỳ = 200 + 200 – 300 + 200 – 200 = 100
Giá trị hàng tồn cuối kỳ = 480,000 x 100 = 48,000,000
Nhận xét: Phương pháp này phù hợp với những cửa hàng nhập hàng với tần suất thường xuyên và giá vốn hầu như ít thay đổi giữa các lần nhập hàng, dễ dàng cho người quản lý đưa ra con số ước tính gần chính xác.
Khi sử dụng phần mềm bán hàng
phan mem quan ly ban hang, bạn không cần nhập giá vốn cho mỗi lần nhập hàng, mà chỉ cần xác định một con số giá vốn ước lượng, căn cứ vào đó hệ thống sẽ tính toán Giá trị hàng bán trong kỳ và Giá trị hàng tồn cuối kỳ.
- Phương pháp bình quân gia quyền tức thời
Với phương pháp này, đơn giá nhập trung bình liên tục được cập nhật tại mỗi lần nhập hàng. Giá trị hàng tồn được quyết định không chỉ bởi việc nhập hàng mà còn bởi việc bán hàng
Cuối ngày 1/6:
· Đơn giá nhập trung bình = (200 x 400,000 + 200 x 500,000) / (200 + 200) = 450,000
· Giá trị hàng bán trong kỳ = 450,000 x 0 = 0
· Số lượng hàng tồn = 400
· Giá trị hàng tồn = 450,000 x 400 = 180,000,000
Cuối ngày 8/6:
· Đơn giá nhập trung bình = 450,000
· Giá trị hàng bán trong kỳ = 450,000 x 300 = 135,000,000
· Số lượng hàng tồn = 100
· Giá trị hàng tồn = 450,000 x 100 = 45,000,000
Cuối ngày 16/6:
· Đơn giá nhập trung bình = (100 x 450,000 + 200 x 600,000) / (100 + 200) = 550,000
· Giá trị hàng bán trong kỳ = 135,000,000
· Số lượng hàng tồn = 300
· Giá trị hàng tồn = 550,000 x 300 = 165,000,000
Cuối ngày 24/6 (cũng như ngày 30/6):
· Đơn giá nhập trung bình = 550,000
· Giá trị hàng bán trong kỳ = 135,000,000 + 550,000 x 200 = 245,000,000
· Số lượng hàng tồn = 100
Giá trị hàng tồn = 550,000 x 100 = 55,000,000
Nhận xét: Phương pháp này phù hợp với những cửa hàng tần suất nhập hàng không quá thường xuyên, giá vốn chênh lệch giữa các lần nhập hàng tương đối lớn.
Khi sử dụng phần mềm bán hàng
phan mem quan ly ban hang, mỗi lần nhập hàng bạn nhập thông tin giá vốn, hệ thống sẽ tự động tính toán giá vốn bình quân dựa trên giá trị và số lượng hàng hóa các lần nhập trong kỳ.