Rắc rối gặp phải với cộng tác viên BÁN HÀNG GIA DỤNG ONLINE

Trong ngành hàng gia dụng, để mở rộng mô hình kinh doanh nhanh chóng mà không tốn quá nhiều chi phí, nhiều chủ cửa hàng đã lựa chọn hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng gia dụng online để làm mạng lưới phân phối hàng hóa cho mình. Nghe qua thì rất hấp dẫn nhưng thật sự để quản lý được đội ngũ này chủ cửa hàng cũng gặp phải rất nhiều rủi ro.

rac-roi-gap-phai-voi-cong-tac-vien-ban-hang-gia-dung-online-1

Để dễ dàng tuyển cộng tác viên, đa phần các chủ cửa hàng vừa và nhỏ sẽ đưa ra những chính sách “dễ thở” như nhận đặt hàng mới lấy hàng, không bắt đặt cọc, với lợi nhuận chiết khấu khoảng 10-30% trên tổng hóa đơn. Từ đây có 4 rủi ro thường gặp mà chủ cửa hàng phải có biện pháp xử lý tức thì.

1. Cộng tác viên không có đơn đặt hàng

Vì đây là công việc mang tính chất làm thêm, có người làm cho vui nên doanh số đôi khi không thực sự là điều quan trọng. Nhưng cũng có nhiều bạn sinh viên do sức bán, khả năng truyền thông, tìm kiếm khách hàng chưa hiệu quả dẫn tới tỷ lệ sinh đơn đặt hàng rất thấp, hoặc thất thường không đều đặn. Điều này thực sự ảnh hưởng tới doanh số kì vọng mà chủ cửa hàng mong muốn, cũng giống như 1 mắt xích trong cả dây chuyền, nếu nhiều cộng tác viên cùng “ì ạch” trong vấn đề sinh đơn hàng, thi thoảng 1-2 tuần mới đặt đơn lẻ thì việc chiết khấu cho họ sẽ khiến chủ cửa hàng lỗ một khoản nho nhỏ, nhiều trường hợp như vậy sẽ thành khoản to.  

Lúc này, việc của chủ cửa hàng có thể làm là thúc đẩy các cộng tác viên đó để họ hoạt động sôi nổi hơn, giúp đỡ về mặt hình ảnh, giới thiệu các thị trường tiềm năng, thậm chí liên kết nhiều cộng tác viên theo nhóm khu vực để họ hỗ trợ nhau giúp sản sinh ra đơn hàng đều đặn.

2. Hàng về nhưng công tác viên không lấy

rac-roi-gap-phai-voi-cong-tac-vien-ban-hang-gia-dung-online-3

Chọn hình thức bán hàng gia dụng online thì cộng tác viên thường có số vốn ít ỏi hoặc thậm chí không phải bỏ vốn ban đầu, khi có khách đặt hàng họ mới báo với chủ cửa hàng để lấy, trong trường hợp hàng có sẵn sẽ giao ngay cho khách và thanh toán luôn, nhưng không ít tình huống phải đặt hàng để chờ chuyến sau. Từ đây lại sinh ra những rủi ro như việc cộng tác viên không lấy hàng do khách hủy đơn hoặc lí do cá nhân phát sinh từ phía cộng tác viên như đặt nhầm, đặt khống, đặt hàng rồi đổi ý, …

Tỷ lệ này diễn ra khá nhiều, chủ cửa hàng cũng đau đầu không ít nhưng phương án đặt ra vẫn là tự bán. Bởi chủ cửa hàng có mặt bằng, đã xây dựng được thương hiệu việc giải quyết sản phẩm tồn đọng không có gì quá khó khăn. Tuy vậy cũng phải để ý kĩ càng tránh trường hợp tần suất cùng lúc hàng loạt cộng tác viên hủy đơn khi hàng về như vậy, chủ cửa hàng sẽ phải ôm một số lượng lớn tồn kho phải giải quyết.

Nhằm quản lý sản phẩm không bị rối, chủ cửa hàng hãy sử dụng phần mềm bán hàng gia dụng để dễ dàng thao tác bán nhanh chóng, tìm kiếm hàng hóa đơn giản, theo dõi tồn kho và những giao dịch phát sinh thuận tiện nhất.  

3. Cộng tác viên “bùng” tiền hàng

Quản lý nhân viên có mặt tại cửa hàng đã khó, quản lý cộng tác viên bán hàng gia dụng online càng khó hơn. Với tùy cửa hàng mà có những thỏa thuận khác nhau, trả tiền ngay khi lấy hàng về hoặc tổng kết cuối tháng lấy tiền một lần. Dù trường hợp nào, chủ cửa hàng cũng sẽ dễ gặp phải trường hợp bị cộng tác viên nợ hay thậm chí bùng tiền, dẫn tới việc hàng đã xuất đi mà không thu hồi được vốn và lãi.

Để tránh tình trạng này, chủ cửa hàng nên thiết lập một cam kết rõ ràng ngay từ đầu, yêu cầu cộng tác viên đặt 1 phần cọc hoặc phải thanh toán đủ mới cho lấy hàng về. Lý tưởng nhất là làm hợp đồng hợp pháp giữa đôi bên để có giấy tờ pháp lý trong trường hợp rủi ro, tuy vậy để làm được điều này chủ cửa hàng sẽ cần đến nhiều thủ tục phức tạp nên một bản cam kết chi tiết sẽ đơn giản và dễ thực hiện hơn.

rac-roi-gap-phai-voi-cong-tac-vien-ban-hang-gia-dung-online-2

4. Cộng tác viên đột ngột ngừng hoạt động hàng loạt

Khi mạng lưới cộng tác viên của cửa hàng mang về doanh số tốt mà đột ngột hàng loạt cộng tác viên quyết định dừng có thể ảnh hưởng tới thu nhập. Để quản trị rủi ro này chủ cửa hàng không có cách nào khác ngoài việc liên tục tuyển cộng tác viên mới, có thể xây dựng đại lý cấp 1 cấp 2 để số lượng cộng tác viên phát sinh ra đơn hàng luôn đảm bảo và ngày càng mở rộng hơn.

Như bạn thấy đấy, quản lỹ cộng tác viên không hề đơn giản nhưng một khi đã có phương án để giải quyết tất cả những vấn đề đó thì mạng lưới của bạn có thể phát triển rất mạnh mẽ và mang về được nguồn doanh thu lớn chỉ từ hình thức bán hàng gia dụng online.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất