Những LẦM TƯỞNG về xây dựng THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của khách hàng mục tiêu về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Để người tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu tốt và đúng với định vị mong muốn là cả một quá trình đầu tư lâu dài. Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng về thương hiệu, thường bỏ qua hay xem nhẹ việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là đối với cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ.

1. Kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu

Nhiều người nghĩ “thương hiệu” là khái niệm lớn lao và trừu tượng. Và chỉ có doanh nghiệp lớn mới quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu. Còn với các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, trong khi vừa hạn chế về nhân lực lại phải vất vả cân đối thu chi hàng tháng, thời gian đâu mà làm thương hiệu.

Đừng lầm tưởng làm thương hiệu là phải gắn liền với chiến dịch truyền thông, các hình thức khuyến mãi, quảng cáo trên những phương tiện truyền thông (TVC, báo, đài…) được thực hiện bởi những chuyên gia thương hiệu và đòi hỏi nguồn kinh phí khổng lồ. Còn các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ nếu suốt ngày khuyến mãi giảm giá thì lãi cũng chẳng bao nhiêu, mà không giảm giá thì không bán được hàng.

Dù kinh doanh nhỏ lẻ hay quy mô lớn thì mục tiêu hàng đầu đều là bán được hàng. Với các cửa hàng nhỏ, việc làm thương hiệu cũng không không quá khó, hãy tập trung vào sự khác biệt, tối ưu hóa những lợi thế đang có và tận dụng phát triển những điểm đối thủ làm chưa tốt.

nhung-lam-tuong-ve-xay-dung-thuong-hieu 2

2. Xây dựng thương hiệu không quan trọng, chỉ cần sản phẩm tốt là được

Sản phẩm chất lượng thôi chưa đủ, nhất là khi đối thủ cũng có sản phẩm tốt, thậm chí tốt hơn sản phẩm của bạn.  Câu “hữu xa tự nhiên hương” không sai nhưng chưa trọn vẹn. Trong khi bạn cho rằng đồ ăn của quán tôi ngon, và tôi không cần làm gì cả, khách tự biết tìm đến tôi thì đối thủ đã nhạy bén chủ động thu hút khách hàng bằng những “chiêu thức sáng tạo” khác.

nhung-lam-tuong-ve-xay-dung-thuong-hieu 2

Thậm chí khi đã sản phẩm tốt, thương hiệu tốt, bạn cũng không thể tiếp tục để nó tự phát triển. Do vậy khi xây dựng thương hiệu, chúng ta cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác chứ không chỉ quan tâm đến sản phẩm, trong đó có yếu tố dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng…

3. Bán hàng trước, làm thương hiệu sau

Làm sao để bán được hàng? Làm sao khách biết bạn bán mà tới mua? Họ mua rồi có trở lại không? Có giới thiệu khách khác không? Nếu không có thương hiệu, liệu bạn có bán được hàng và duy trì lượng khách ổn định?

Lúc này vấn đề lại trở về làm thương hiệu. Hãy làm thương hiệu trước, hoặc làm song song hai việc cùng lúc. Hãy tạm quên suy nghĩ bán hàng trước rồi sẽ làm thương hiệu bởi vì: Bạn đang bán hàng rất tốt, doanh thu ngày một tăng, cũng không có ai cạnh tranh, vậy bạn làm thương hiệu để làm gì nữa? Hãy nhớ "làm thương hiệu là để bán được hàng".

4. Xây dựng thương hiệu chỉ cần logo và slogan là đủ

Không ít người nghĩ, chỉ cần thiết kế logo, slogan thật ấn tượng là đã xây dựng thương hiệu thành công. Logo và slogan chỉ là nhận diện thương hiệu, website hay fanpage cũng chỉ là kênh truyền thông đưa cửa hàng của bạn gần hơn với công chúng, một phần của thương hiệu mà thôi.

Các yếu tố này giúp khách hàng biết tới bạn, nhưng chúng chưa đủ để làm nên thương hiệu. Thương hiệu bao gồm những dấu hiệu (hữu hình và vô hình) để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức:

  • Sự vượt trội về chất lượng và lợi ích mà sản phẩm mang lại.

  • Những giá trị cảm xúc tác động đến khách hàng

  • Một hệ thống nhận diện đặc trưng như logo, màu sắc, font chữ, bao bì, thiết kế cửa hàng... 

5. Để xây dựng thương hiệu thành công chỉ cần quảng cáo

Muốn nhanh chóng thành công về thương hiệu chỉ cần quảng cáo là một suy nghĩ sai lầm. Quảng cáo đề sản phẩm của mình được biết đến rộng rãi là cách cần thiết. Tuy nhiên quảng cáo một sản phẩm tồi là cách nhanh nhất để giết chết một thương hiệu.

Thật ra ngoài quảng cáo, vẫn còn rất nhiều phương thức khác, được sử dụng như những công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược thương hiệu. Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm của cửa hàng (và từ đó hình thành thương hiệu) qua những tương tác dưới đây: Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ; Giao tiếp với người bán, Các hoạt động khuyến mãi và truyền thông khác (quà tặng, giảm giá, truyền miệng...)

nhung-lam-tuong-ve-xay-dung-thuong-hieu 3

Nói tóm lại, để xây dựng khác biệt thương hiệu chúng ta cần dựa trên hệ thống những giải pháp độc đáo so với đối thủ cạnh tranh nhằm mục tiêu tạo nên một liên tưởng đặc trưng trong tâm trí khách hàng. Làm thế nào để xác định thương hiệu của bạn, hãy trả lời các câu hỏi:

- Cửa hàng bạn chuyên về những sản phẩm nào và chất lượng của chúng?

- Giá trị cốt lõi của sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì?

- Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn mà không phải cửa hàng tương tự kế bên?

- Thị trường mục tiêu của bạn là ai? Ai làm các sản phẩm và dịch vụ của bạn thu hút?

- Bạn muốn gửi đến khách hàng tiềm năng của bạn thông điệp gì?

Với cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, có một số điểm quan trọng cần lưu ý khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu: LÀM TỐT HƠN, LÀM KHÁC ĐI hoặc TRỞ THÀNH DUY NHẤT. Cuối cùng hãy nhớ rằng, sự hài lòng của khách hàng là tài sản quan trọng. Không có cách quảng cáo nào hiệu quả cao với chi phí thấp bằng thông tin truyền miệng của khách hàng, người tiêu dùng.

Mong muốn giúp chủ cửa hàng có thêm kiến thức trong việc xây dựng thương hiệu cho mình, phan mem quan ly ban hang tổ chức Hội thảoKHÁC BIỆT THƯƠNG HIỆU để ĐỘT PHÁ DOANH THU”.

Diễn giả: Chuyên gia tư vấn thương hiệu ĐẶNG THANH VÂN

Nội dung chính:  Thương hiệu là gì? Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu của bạn; Đột phá doanh thu và phát triển bền vững.

------------------

Thời gian: 8h30 - 12h00 ngày 06/05/2017
Địa điểm: Toong – Tầng 4 – Số 8 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Phí tham dự: 100.000đ/người

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY: https://goo.gl/ISP5jc 

------------------

Miễn phí với khách hàng chính thức của phan mem quan ly ban hang (Mỗi cửa hàng 01 người, vui lòng gọi Hotline: 04. 6253.7074 để đăng ký)

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất