Những bất cập của CỬA HÀNG BÁN ĐỒ CHO KHÁCH DU LỊCH
Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch rất lớn, ước tính năm 2016 có hơn 10 triệu lượt khách nước ngoài ghé thăm, khách trong nước cũng chiếm con số ấn tượng. Đây là cơ hội để rất nhiều cửa hàng bán đồ cho khách du lịch phát triển, tuy nhiên đi kèm theo đó cũng là những bất cập còn tồn đọng về qui trình bán hàng mà chính những chủ cửa hàng chứ không phải ai khác có thể giải quyết.
1. Cửa hàng bán đồ cho khách du lịch là như thế nào?
Đó là những cửa hàng bán đồ thủ công sơn mài, đồ thêu lụa, balo, … tại các con phố cổ ở Hà Nội; bán đặc sản tôm chua ở Huế; bán hải sản đóng gói ở Nha Trang; hay các khu chợ sầm uất tại Sài Gòn.
Điểm chung của những cơ sở này là kinh doanh theo phương thức truyền thống, lấy hàng từ nhà cung cấp và bán lại cho người mua, cũng có những cửa hàng bán sản phẩm tự sản xuất nhưng tỷ lệ chiếm không cao ở các thành phố du lịch lớn. Nếu không phải do người đi thuê mặt bằng làm chủ thì thường các cửa hàng sẽ theo hình thức gia đình làm chủ, tức là có nhà mặt phố và mở hàng buôn bán cho khách du lịch - mô hình kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam.
Qua thời gian, dễ dàng nhận thấy việc kinh nghiệm bán hàng truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác không quan tâm nhiều đến kỹ năng về công nghệ hiện đại, đôi khi là ngại tiếp xúc cái mới, vẫn tin tưởng áp dụng mô hình cũ, và cũng mang đến nhiều khó khăn giữa thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ như hiện tại.
2. Bất cập tồn đọng
- Đối tượng chính là khách đi du lịch chỉ mua một lần và khó quay lại, không có tập khách hàng thân thiết tiềm năng. Dù lượng khách du lịch ngày càng đông tuy nhiên đó vừa là cái lợi nhưng cũng là điểm yếu. Bởi du lịch thường sẽ chỉ theo mùa, tức là có thời điểm cửa hàng phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ nhưng đến mùa “ế" lại chỉ biết phụ thuộc vào lượng khách vãng lai ít ỏi. Sự thiếu chủ động tỏng việc tìm kiếm khách hàng dễ khiến tâm lý người bán chán nản khi có những ngày “bói không ra" một khách xem hàng.
- Khách trả bằng tiền tệ nước ngoài: điều này các chủ cửa hàng bán đồ cho khách du lịch đều phải sẵn sàng chuẩn bị. Tuy nhiên đã không ít tình huống dở khóc dở cười khi nhân viên bán hàng lóng ngóng không biết cách quy đổi tính tiền để trả lại cho khách hợp lý, tâm lý e ngại của người bán ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người mua và khách có thể từ chối không giao dịch nữa.
- Quản lý hàng hoá bằng sổ sách truyền thống: khoảng 80% các cửa hàng hiện tại vẫn đang dùng sổ sách để quản lý trong khi hình thức này đã bộc lộ những yếu điểm rất rõ ràng như: bán hàng thủ công mất thời gian, sai sót con số, thất thoát hàng hóa, khó theo dõi hàng tồn, tổng kết sơ lược, không đưa ra được báo cáo chi tiết về tình hình kinh doanh, … và mỗi nhược điểm đó là rào cản khiến chủ cửa hàng khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa.
3. Biện pháp giải quyết
Nếu chủ cửa hàng đang gặp phải những khó khăn nêu trên thì dưới đây là một số biện pháp có thể tham khảo:
- Mở rộng kênh bán hàng: Đừng phụ thuộc duy nhất vào việc danh tiếng của cửa hàng sẽ “tự” bay đến tai khách qua những lời truyền miệng, trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay rất nên phát triển các hình thức quảng bá trực tuyến (online). Đơn giản là tự tạo những trang giới thiệu cửa hàng trên mạng xã hội như Facebook, cầu kì hơn có thể lập Website, đầu tư mạnh hơn có thể mua bài trên báo, chạy quảng cáo, thuê người nổi tiếng, … Để khách hàng dù là người ở xa nửa vòng trái đất vẫn có thể biết đến danh tiếng cửa hàng mà tìm đến.
Ngoài ra, kết nối với các công ty du lịch chuyên dẫn đoàn cũng là ý kiến hay. Tất nhiên phải chia phần trăm hoa hồng, nhưng bù lại sẽ có lượng khách ổn định. Chỉ cần tình toán hợp lý để cân bằng, thì việc tăng thêm nguồn lợi nhuận là điều chắc chắn.
- Trau dồi ngôn ngữ: Bán hàng ở các khu du lịch, mặc nhiên phải biết ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất là tiếng Anh. Chủ cửa hàng hay nhân viên bán hàng đều cần biết những câu giao tiếp cơ bản, để phục
- Thay đổi cách bán hàng: Khi đã nhận ra nhược điểm của những công cụ cũ kĩ như sổ sách, hãy cân nhắc đến việc dùng phần mềm quản lý bán hàng - xu hướng tất yếu của thời đại.
Phần mềm quản lý bán hàng không chỉ là công cụ, đó còn là trợ thủ đắc lực cho bất cứ chủ cửa hàng bán lẻ nào:
+ Dễ dùng, dễ hiểu: Chỉ mất khoảng 30 phút làm quen là nhân viên đã có thể bán hàng ngay lập tức. Ngôn ngữ tiếng Việt và giao diện đơn giản là điểm ưu rất lớn để người mới có thể thao tác ngay trên phần mềm bán hàng.
+ Đa năng: Mọi tính năng bán hàng hay quản lý đều rất hữu ích nhằm giúp người chủ nắm bắt được tình hình kinh doanh của mình một cách chính xác nhất. Từ nhập - xuất, kiểm kho, công nợ, thông tin khách hàng, … Người bán sẽ không còn phải ghi sổ tay từng khoản thu chi và người quản lý sẽ không còn phải lo lắng về sai số hay tổng quan của các báo cáo nữa.
Phần mềm quản lý bán hàng có thể sử dụng trên máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động vô cùng nhanh chóng và tiện lợi. Nút thông báo được cập nhật liên tục bất cứ khi nào có giao dịch phát sinh tại cửa hàng, đồng nghĩa rằng chủ cửa hàng có thể di chuyển ở bất cứ đâu vẫn có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh.
+ Chi phí rẻ: Chỉ 3.000đ/ngày tương đương với một ly trà đá. Số tiền đầu tư rẻ hơn rất nhiều lần so với doanh thu bị thất thoát. Thậm chí còn được dùng thử MIỄN PHÍ ngay TẠI ĐÂY.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất