Người Việt Nam thường khi đau ốm không quá nặng đều tự tìm đến và giao phó tất cả cho người bán thuốc. Thói quen chữa trị này cộng với yếu tố dân số đông (trên 90 triệu người) đã đặt ngành bán lẻ dược vào một vị thế hấp dẫn. Và nếu bạn đang quan tâm đến thị trường tiềm năng này hay có ý định mở nhà thuốc, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ các bước cần thực hiện.
1. Nghiên cứu
- Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, lời khuyên là bạn nên thực tập tại một nhà thuốc từ khoảng 2-3 tháng. Việc có được trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn lường trước được những khó khăn và sẵn sàng tinh thần để mở cơ sở kinh doanh cho riêng mình.
- Thiết lập kế hoạch: Qua việc tìm hiểu thông tin từ người thân, báo đài, câu chuyện của người đi trước, … là bạn có thể định hình được cho mình về nguồn vốn xác định sẽ đầu tư (khoảng từ 100-200 triệu), quy mô cửa hàng (diện tích từ 12-20m2), hướng phát triển (cửa hàng bán lẻ hay mở chuỗi), chi phí đầu vào, chi phí hoạt động, … Càng cụ thể chi tiết, bạn sẽ càng dễ dàng phân bổ được nguồn vốn của mình hợp lý.
2. Thủ tục pháp lý
Ngành y dược có những yêu cầu rất khắt khe bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, vậy nên bạn cũng cần lưu tâm đến những yếu tố liên quan đến giấy phép đầu tiên, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các bước tiếp theo đó. Một số thủ tục pháp lý bắt buộc phải có khi muốn mở cửa hàng thuốc là:
- Giấy phép đạt chuẩn GPP (Good Practice Pharmacy: Thực hành nhà thuốc tốt): theo quy trình thẩm định của bộ Y tế.
Có thể tìm đến người làm ở Sở Y tế quận/huyện, thành phố/tỉnh nơi bạn mở nhà thuốc để xin tư vấn về cơ sở vật chất, cách bố trí tủ quầy thuốc hợp lý, tài liệu quy trình GPP,... Chi phí thuê tùy thuộc vào khu vực bạn làm nên hỏi những người đã mở rồi để không bị đắt.
- Giấy phép kinh doanh: đăng ký tại UBND nơi bạn mở nhà thuốc
- Dược sĩ phải có Chứng chỉ hàng nghề dược do Sở Y Tế cấp
3. Bản thân chủ nhà thuốc
- Đạo đức nghề nghiệp phải luôn đặt lên trên hết khi kinh doanh ngành này.
- Không ngừng học hỏi để phát triển nhà thuốc tốt lên.
- Kĩ năng quản lý kinh doanh, thu chi cần tiến hành chặt chẽ.
Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm quản lý nhà thuốc với những tính năng hữu ích như đơn vị quy đổi (thùng, hộp, vỉ, viên), kiểm soát hàng tồn chặt chẽ, báo cáo doanh thu theo ngày, quản lý từ xa khi vắng mặt, … nhằm giúp vận hành nhà thuốc tốt nhất.
4. Địa điểm và điều kiện
Như đã nêu ở phần đầu, người Việt Nam có thói quen tự tìm đến các hiệu thuốc nên vị trí chọn lựa đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh sau này. Các tiêu chí lựa chọn:
- Gần chợ, khu vực đông dân cư, trên các tuyến đường lớn, ngã giao đường, gần bệnh viện hoặc phòng khám.
- Giá thuê vừa phải, chiếm 40% lợi nhuận dự tính.
- Càng ít nhà thuốc cạnh tranh càng tốt: không quá 5 nhà thuốc trong bán kính 500m đối với thành thị, 1000m đối với nông thôn.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Tủ thuốc (tủ kính hoặc gỗ), tủ lạnh, máy điều hòa, quạt phục vụ khách, ... Để tránh ẩm mốc, thuốc bắt buộc phải để trong những tủ nhôm, inox để đảm bảo thoáng mát và tránh ánh sáng. Ngoài ra, bạn nên kê các tủ trừng bày theo sự logic, dễ lấy được thuốc bán thường xuyên nhất. Điều kiện vệ sinh nhà thuốc luôn luôn trong tình trạng sạch sẽ và đáp ứng đúng yêu cầu về nhiệt độ.
5. Nguồn hàng
Có 3 nguồn hàng chính để bạn tham khảo khi mới mở nhà thuốc:
- Chợ sỉ: nguồn hàng phong phú, chiếm tới 70% – 80% lượng mặt hàng trên thị trường, giá cả phải chăng. Nên đến trực tiếp để lắm rõ thị trường và kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng nhập.
- Nhà phân phối lớn (Zuellig, Diatheml, Mega prd): đảm bảo chính hãng, chất lượng tốt, có hóa đơn đầy đủ. Giá thường đắt hơn. Cần đăng ký mã code với các hãng này để có thể gọi hàng và biết các thông tin về chương trình khuyến mãi.
- Trình dược viên (hãng phân phối nhỏ): Cần thời gian để trình dược viên biết đến nhà thuốc của bạn hoặc bạn tự tìm đến họ. Nên thiết lập mạng lưới này vì nó cung cấp nguồn hàng tốt, nhiều chương trình ưu đãi, không phải mất công đi lại. 5. Tuyển chọn nhân viên bán hàng
6. Tuyển chọn nhân viên bán hàng
Dù bạn là người đứng ra kinh doanh mở hiệu thuốc hay bạn đã có bằng dược sỹ thì vẫn nên thuê nhân viên bán hàng theo ca, nhằm đảm bảo việc cửa hàng luôn có người ngay cả khi bạn đi vắng.
Tiêu chí lựa chọn: có bằng cấp theo quy định của pháp luật (dược sĩ trung cấp, cao đẳng, nếu là dược sĩ, bác sĩ lâu năm trong nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm hơn). Có kĩ năng tư vấn cho người bệnh, Kĩ năng bán hàng phải được đề cao (nếu muốn cạnh lấy thị phần của những tiệm thuốc lân cận) Đã từng đứng quầy trên 6 tháng, có thái độ tốt, tin tưởng được.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất