Kinh nghiệm QUẢN LÝ DÒNG TIỀN trong bán lẻ

Quản lý tốt dòng tiền trong kinh doanh bán lẻ tất cả các ngành như siêu thị mini, xe máy linh kiện, nội thất, ... giúp cho chủ cửa hàng kiểm soát được dòng tiền vào ra. Bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, phải trả nhà cung cấp, lương nhân viên, chi phí khác,... Để vận hành cửa hàng lâu dài, chủ cửa hàng cần có kinh nghiệm để quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số lưu ý nhằm giúp chủ cửa hàng chủ động hơn trong việc quản lý dòng tiền.

1. Lập kế hoạch dự báo dòng tiền

Không dễ dàng để một người quản lý chuẩn bị một kế hoạch dự báo, nhưng nó là một trong những thứ quan trọng nhất mà buộc phải làm để vận hành cửa hàng. Hãy bắt đầu một kế hoạch dự báo dòng tiền bằng cách kiểm tra lượng tiền mặt đang có sẵn và các nguồn thu khác nhau. Ví dụ: Có bao nhiều tiền mặt từ những khoản nợ của khách hàng, và những nguồn thu khác mà chúng ta sẽ có và khi nào thì có?

Tiếp theo là dự đoán chi tiết những khoản tiền chi ra và thời gian cụ thể, mục đích chi trả vào cái gì. Sẽ có danh sách những khoản chi tiết đáng kể trong kế hoạch dự báo dòng tiền của bạn như tiền thuê nhà, tồn kho, tiền lương và tiền công, những khoản thuế đã khấu trừ hoặc khoản phải trả khác, trang trí cửa hàng, các khoản nợ phải thanh toán, chi phí quảng cáo,...

kinh-nghiem-quan-ly-dong-tien-trong-ban-le

2. Quản lý tốt công nợ cửa khách hàng

Việc bán thiếu cho khách hàng sẽ khiến chủ cửa hàng không thu hồi lại được kịp thời nguồn vốn, gây cản trở cho lần lấy hàng tiếp theo hoặc các công việc đầu tư cần đến tiền mặt. Đã rất nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa bởi quản lý không tốt công nợ của khách hàng.

Không khó để bắt gặp hình ảnh chủ cửa hàng bán thiếu cho khách hàng, từ cửa hàng quần áo cho đến cửa hàng tạp hóa,… Những người được bán thiếu thường là những người ở gần trong khu vực chủ cửa hàng có thể quan sát, hay những người nhận được sự tin tưởng, cả nể của chủ cửa hàng. Vì vậy, cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định bán thiếu, bán chịu vì việc thu hồi công nợ thường gây khó khăn cho bạn.

3. Dự đoán trước nhu cầu và cân đối hàng nhập

Không phải tất cả các mặt hàng hiện diện trong cửa hàng đều được khách hàng chú ý. Hậu quả của việc tồn hàng nhập sẽ chưa thể hiện ngay vào thời gian đầu hoạt động của cửa hàng, nhưng càng về sau sẽ càng rõ rệt. Nguồn vốn của cửa hàng bị tồn đọng trong kho, làm chậm trễ hoạt động kinh doanh của cửa hàng, không đủ vốn để nhập thêm những mặt hàng đã hết, đối với với các sản phẩm có hạn sử dụng, việc tồn kho còn gây ra thiệt hại nếu để quá hạn, mất uy tín với khách hàng,...

Để quản lý và có kế hoạch tài chính tốt, chủ cửa hàng cần phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm. Khi lấy hàng, không cần phải nhập tất cả các sản phẩm với số lượng lớn, chỉ cần tập trung chủ yếu vào mặt hàng được ưu chuộng.

4. Dự phòng cho những khoản đầu tư lớn

Bất cứ cửa hàng nào sau một thời gian hoạt động cũng sẽ có nhu cầu mở rộng quy mô hay đầu tư thêm để đáp ứng thêm nhu cầu của khách hàng. Hãy dự trù một khoản ngân sách để kịp thời đáp ứng nhu cầu đó, thay vì đầu tư hết vào nguồn hàng để rồi phải vay ngân hàng với khoản lãi không nhỏ,

Lập cho cửa hàng của mình một kế hoạch tài chính dài hạn để phát triển quy mô, nhập thêm nhiều mặt hàng mới nhằm tăng tính đa dạng cho cửa hàng. Thậm chí khi bạn muốn phát triển hẳn sang một lĩnh vực kinh doanh mới, nguồn kinh phí dự trù từ kế hoạch tài chính dài hạn sẽ giúp ích được nhiều mà không cần phải vay vốn.

5. Thiết lập mục tiêu về doanh số theo tuần và tháng

Việc lập ra một mục tiêu về doanh số hằng tuần, hằng tháng sẽ giúp chủ cửa hàng nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng. Nếu bạn đang sở hữu một đội ngũ nhân viên, việc lập mục tiêu doanh số sẽ giúp bạn biết được năng lực của từng nhân viên trong thời gian làm việc để làm căn cứ xét thưởng, đánh giá.

Doanh thu thấp đồng nghĩa với việc nguồn vốn còn ứ đọng cao. Thưởng nhân viên theo doanh thu sẽ khiến họ tích cực và chủ động hơn trong việc bán hàng. Ngoài ra, mục tiêu về doanh số còn giúp chủ cửa hàng có chiến lược hợp lý để đẩy mạnh hoạt động như các chương trình giảm giá, tri ân khách hàng thân thiết.

6. Tận dụng hiệu quả các đợt khuyến mãi từ nhà cung cấp

Thông thường nhà cung cấp sẽ có những đợt khuyến mãi cho cửa hàng bán lẻ khi giới thiệu sản phẩm mới hoặc khi bán những sản phẩm với sức mua thấp. Là một người kinh doanh thông minh, cần phải sáng suốt tận dụng hiệu quả các đợt khuyến mãi từ nhà cung cấp bởi không phải tất cả các đợt khuyến mãi đều mang lại lợi ích.

Hãy đảm bảo rằng mặt hàng đang được khuyến mãi là một trong những mặt hàng có sức mua tương đối tốt tại cửa hàng của bạn. Nhiều chủ cửa hàng chạy theo khuyến mãi, nhập hàng với số lượng lớn để rồi vô tình làm tăng số tồn kho, tồn đọng vốn, phải hạ giá bán, khuyến mãi sản phẩm nhằm thu hồi lại vốn.

Dòng tiền là nguồn sống của mọi mô hình kinh doanh. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo hoạt động buôn bán thông suốt mà còn là nền tảng để phát triển cửa hàng hơn nữa. 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất