Kinh doanh IPHONE CŨ - "Miếng bánh không hề dễ xơi"
Khi người dùng có túi tiền eo hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu một chiếc iPhone với mức giá vừa phải, thì chắc chắn phải tìm mua dòng sản phẩm cũ. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho nhiều người, nhưng để tồn tại và cạnh tranh được trong thị trường kinh doanh iPhone cũ cũng phải đối mặt không ít khó khăn.
1. Thị trường Iphone cũ rất sôi động
Theo khảo sát, gần 40% người Việt được hỏi sẽ lựa chọn mua iPhone, nhưng không phải ai trong số họ cũng đủ tiềm lực tài chính để sở hữu một chiếc iPhone mới. Bởi vậy, thị trường iPhone cũ đã đáp ứng được sức hấp dẫn của thương hiệu “quả táo cắn dở” này. Đặc biệt, khi các phiên bản mới được ra đời, nguồn cung điện thoại cũ dồi trở nên dào hơn và giá giảm mạnh. Tháng 9 vừa rồi, khi điện thoại iPhone 8 ra đời, thị trường điện thoại cũ lại “tấp nập” hơn, iPhone 6s mới 99% lập tức rớt giá còn khoảng trên dưới 6 triệu đồng, đây là mức giá vừa tầm của nhiều người đang có ý định mua một chiếc điện thoại “sang chảnh” này.
Dạo một vòng lên thiên đường mua sắm trực tuyến chotot.com, tại mục Điện thoại di động, có tới 1978 chiếc iPhone cũ được rao từ các cá nhân, doanh nghiệp trong vòng 2 tháng. Đây chỉ là một phần rất nhỏ của thị trường này, thực tế còn hàng chục website, diễn dàn trao đổi, và các cửa hàng lớn bé chuyên mua bán điện thoại cũ khác vẫn đang tưng bừng giao dịch mỗi ngày. Ngoài vấn đề về thương hiệu, iPhone cũ được yêu thích còn bởi chất lượng tốt, phần mềm và phần cứng ít bị xuống xấp theo thời gian. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những ai đã và đang kinh doanh mặt hàng này.
2. “Miếng bánh không hề dễ xơi”
- Tỉ lệ canh tranh cao:
Thị trường càng tiềm năng thì cạnh tranh càng cao, nhiều người cùng chen chân vào có nghĩa là mảnh đất càng thu hẹp, đây là một trong những trở ngại mà người kinh doanh iPhone cũ cần giải quyết. Không chỉ có các ông lớn như FPT Shop, Thế Giới Di Động,... và các anh bé như Hoàng Hà Mobile, TechOne,... mà còn rất nhiều các cửa hàng nhỏ lẻ khác đang cùng cạnh tranh trên thị trường.
- Dễ dính phải nguồn hàng rởm:
Bên cạnh khó khăn trong việc bán ra thì nguồn hàng nhập vào cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Thực tế là mặt hàng cũ thì việc đảm bảo về chất lượng phần mềm, phần cứng không thể tuyệt đối được, thậm chí nếu bạn không phải là người có đủ kiến thức về công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh, bạn cũng có thể nhập phải nguồn hàng rởm, hàng kém chất lượng.
- Không phải bán sản phẩm mà bán “niềm tin” cho khách hàng:
Vấn đề tiếp theo các chủ cửa hàng dễ gặp phải là xây dựng uy tín. Đã có rất nhiều vụ lừa đảo được “bóc phốt” vì bán hàng dựng, hàng đã bị tháo dỡ và thay thế linh kiện khiến người mua hàng ngày càng thận trọng, việc kinh doanh iPhone cũ cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều cửa hàng, vì muốn cạnh tranh mà hạ giá thấp hơn đối thủ, tuy nhiên, nếu chưa xây dựng được uy tín, nhiều khách hàng tỏ ra nghi ngờ và cho rằng giá rẻ thường đi đôi với chất lượng kém. Các chủ cửa hàng nên tập trung vào chính sách hỗ trợ bảo hành, cam kết chất lượng cả sau khi đã bán sản phẩm để xây dựng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Có thể thấy rằng, thị trường mua bán iPhone cũ được nhiều người quan tâm nhưng “miếng bánh này không hề dễ xơi”. Nếu bạn đang hoặc có ý định kinh doanh mặt hàng này, cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, đồng thời trang bị kiến thức chuyên môn để phân biệt được hàng thật, hàng giả, xác định các lỗi máy,... và nên tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Đồng thời, hãy là những người kinh doanh chuyên nghiệp ngay từ bước đầu, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng với tính năng quản lý sản phẩm theo serial/imei để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất