HƯỚNG DẪN 6 bước xây dựng CỬA HÀNG MỸ PHẨM của riêng bạn
Tăng trưởng hàng năm luôn đạt mức 2 con số trong nhiều năm trở lại đây, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng không kém phần cạnh tranh gay gắt. Khi bạn quyết định bắt tay vào lĩnh vực này hãy trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. phan mem quan ly ban hang sẽ hướng dẫn 6 bước cơ bản để xây dựng cửa hàng mỹ phẩm của riêng bạn.
1. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng kinh doanh chính
Trước tiên, bạn cần xác định rõ mình sẽ phục vụ cho đối tượng nào là chủ yếu bởi mặt hàng mỹ phẩm rất đa dạng. Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, thu nhập và nhu cầu của người dùng lại có mức giá và chủng loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy bạn không thể nào bán “tất cả mọi thứ dành cho tất cả mọi người”.
Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến sẽ quyết định bạn sẽ bán mặt hàng nào, từ đó ước lượng được nguồn vốn, nguồn hàng nhập và các kênh bán hàng. Ví dụ, với đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng, từ 25-35 tuổi đã có thu nhập ổn định thì nhu cầu và tần suất mua hàng sẽ cao hơn so với đối tượng học sinh, sinh viên. Họ sẽ nhắm đến những sản phẩm có thương hiệu thay vì các sản phẩm giá rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng.
2. Xác định quy mô kinh doanh dựa trên nguồn vốn
Vốn chi phối rất nhiều đến quy mô kinh doanh của bạn. Dù vốn nhiều hay ít thì bạn cũng cần tính toán thật cẩn thận bởi vì ngoài các chi phí cố định để đầu tư cho cửa hàng như thuê mặt bằng, mua tủ kệ, thuê nhân viên, tiền hàng,… và các chi phí phát sinh khác.
Nguồn vốn kinh doanh có thể huy động bằng nhiều cách: vốn tự có, góp vốn chung, vay mượn của người thân hay bạn bè, vay ngân hàng,… Nếu bạn có số vốn tương đối ổn (khoảng từ 150 triệu trở lên) thì hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mở một cửa hàng tương đối lớn kết hợp với việc bán hàng trên Website, đồng thời số lượng mặt hàng nhập về sẽ nhiều và đa dạng hơn. Còn với số vốn hạn chế thì hãy lựa chọn hình thức kinh doanh Online (Facebook, Zalo, Instagram,…) hoặc mở cửa hàng mỹ phẩm với quy mô nhỏ (từ 50 -70 triệu).
3. Trả lời câu hỏi “Lấy hàng ở đâu?”
Quay trở lại bước 1, từ việc xác định được đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến, bạn sẽ có được danh mục những sản phẩm nên có tại cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Bước tiếp theo là tìm hiểu xem nguồn hàng đó lấy từ đâu, làm sao để có được nguồn hàng chất lượng với giá tốt?
Với người mới bắt đầu kinh doanh, có một số cách nhập hàng để bạn lựa chọn:
- Làm đại lý cho các hãng mỹ phẩm, đây là cách để có nguồn hàng mỹ phẩm ổn định và chất lượng đảm bảo 100%.
- Nhập hàng xách tay từ nước ngoài (nhờ người quen, tự đi lấy hàng, đặt hàng tiếp viên hàng không, nhập lại của các đại lý mỹ phẩm xách tay,…)
- Hoặc nếu có ít vốn hoặc chỉ kinh doanh với quy mô nhỏ thì bạn nên chọn cách lấy hàng từ các shop bán buôn.
Xem bài viết chi tiết Nguồn hàng mỹ phẩm nhìn là muốn lấy ngay
4. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng
Các mặt hàng mỹ phẩm thường nhỏ và không chiếm nhiều diện tích sử dụng. Vì thế, nếu cửa hàng to quá sẽ tạo nhiều không gian trống, gây cho khách hàng cảm giác loãng. Chỉ khi bạn là đơn vị phân phối rất nhiều nhãn hàng thì hãy mở cửa hàng rộng, còn nếu chỉ tập trung vào một số dòng sản phẩm nhất định thì cửa hàng có diện tích 30 - 40m2 là đẹp nhất. Về vị trí đặt cửa hàng, nên lưu ý một số điểm sau:
- Tránh mở cửa hàng ở ngã 4 đường vì tuy lưu lượng người qua lại đông nên sẽ rất ồn ào, khói bụi ảnh hưởng tới việc lựa chọn và nghe tư vấn. Trong khi đó, chi phí thuê lại cao hơn các khu vực khác.
- Nên tập trung trên các tuyến đường có nhiều cửa hàng mỹ phẩm, vì bạn không gặp nhiều khó khăn khi kiếm khách hàng mới trong thời gian đầu mở cửa hàng.
- Nếu là đường một chiều thì tránh dải phân cách cứng, cửa hàng nên nằm bên tay phải
5. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn và tác động đến hành vi mua hàng của khách. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nhân viên có độ tuổi từ 18-25, sở hữu ngoại hình ưa nhìn và khả năng giao tiếp tốt. Đặc biệt, cửa hàng cần chú ý khâu đào tạo nhân viên kỹ năng tư vấn và những kiến thức về sản phẩm, chăm sóc sắc đẹp để họ tự tin thuyết phục khách hàng.
Ngày nay, với một cửa hàng kinh doanh bán lẻ (nhất là cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng thời trang,…) việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là rất phổ biến. Công cụ này ra đời đã dần đưa sổ sách, và cách quản lý thủ công vào dĩ vãng bởi tính tiện dụng và hiệu quả.
Cụ thể, sử dụng phần mềm trong quản lý tạo phong cách bán hàng chuyên nghiệp hơn, thanh toán nhanh hơn, quản lý tối ưu hàng hóa và các giao dịch hàng ngày, đảm bảo số liệu thu chi luôn được chính xác, giảm được tối đa thất thoát hàng hóa và tiền bạc.
Thao tác sử dụng phần mềm cũng khá đơn giản nên bạn chỉ cần hướng dẫn nhân viên trong khoảng 30 phút là thành thạo. Đồng thời, phần mềm sẽ giúp bạn theo dõi hiệu quả làm việc của các nhân viên, giới hạn quyền thao tác cho từng vị trí, quản lý ca làm việc,… Đó là có cơ sở xác định được mức lương/thưởng cho nhân sự tại cửa hàng mỹ phẩm của bạn.
6. Thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi
Trong thời gian đầu, việc tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá chính là những cách thu hút và quảng cáo cho cửa hàng hiệu quả và nhanh nhất. Các chương trình ưu đãi này cũng khá đơn giản để thực hiện nếu bạn có phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ. Thao tác đơn giản, dễ hiểu, bạn có thể tạo ra một chương trình khuyến mại mới chỉ trong vài phút.
Bạn có thể áp dụng khuyến mại cho từng mặt hàng hay nhóm hàng, giá trị khuyến mại linh hoạt theo sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với số tiền cụ thể hoặc % giá trị đơn hàng, giá trị hàng tặng, điểm tích lũy, Giờ Vàng, Ngày Vàng, Mua 1 tặng 1, Ưu đãi khách hàng VIP,… bạn có thể áp dụng riêng biệt hay kết hợp đồng thời. Tất cả các thông tin về hàng khuyến mại và giá trị khuyến mại đều được thể hiện rõ ràng trên hóa đơn giúp người bán hàng và cả khách hàng có thể dễ ràng tra soát.
Trên đây là những vấn đề cần lưu ý trước khi bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng xây dựng cửa hàng mỹ phẩm cho riêng mình. Chúc bạn thành công!
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất