Đối thủ mạnh hơn, làm sao để THẮNG?

Đây là câu chuyện thành công dẫn nguồn từ những thứ đơn giản, thực tế, biết lắng nghe và dám khác biệt chứ không phải chỉ là lý thuyết. Câu chuyện không chỉ dành cho những chủ cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em, mà dành cho tất cả những người đang và sẽ kinh doanh cần phải đọc và suy ngẫm.

Câu chuyện chính là case study đắt giá về việc phải hành động như thế nào khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh hơn xuất hiện và ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của bạn.

hay-nhu-ong-chu-cua-hang-do-choi

Ở một con phố, có một ông chủ cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em nọ đang làm ăn phát đạt với lượng khách hàng đều đặn thì bỗng sụt giảm nhanh chóng vì tháng vừa rồi, ngay đối diện có siêu thị BigC mới mở cũng có cửa hàng đồ chơi cho trẻ em.

Bị đối thủ mạnh hơn, lớn hơn và có nhiều lợi thế hơn khi các mẹ đi mua sắm thường cho con đi theo nên cũng tiện mua đồ chơi luôn, chính vì thế cũng kéo đi khách hàng và doanh thu từ đó bắt đầu đi xuống.

Ông chủ quyết không để mất khách hàng để rồi phải đóng cửa vì đây là nguồn thu nhập chính của cả nhà cũng như tâm huyết của ông. Ông bèn nghĩ ra một chương trình marketing mang tên “Cậu chủ nhỏ”. Ông bắt đầu tiến hành cải tạo lại cửa hàng bán đồ chơi của mình và chia thành 2 khu chính, một khu để cho các bà mẹ ngồi uống nước và tám chuyện với nhau, có wifi, nước miễn phí còn một khu trưng bày bán đồ chơi và cho trẻ con trải nghiệm các đồ chơi mà chúng thích.

Chiến lược Marketing này ra đời với một điều đơn giản khi ông chú ý quan sát và nhận thấy rằng thường thường bố mẹ hay áp đặt và tự chọn đồ chơi cho con, những món đồ mà chưa chắc bọn trẻ đã thích. Do vậy với chiến dịch Marketing này, ông chủ cửa hàng đồ chơi đã để bố mẹ cho phép các con tự chọn đồ chơi, và để khuyến khích điều này thì những món đồ chơi do chính trẻ con chọn sẽ được giảm giá từ 10%-30%, còn nếu bố mẹ chọn thì sẽ giữ nguyên giá.

Nhưng ông vẫn nhận thấy là các ông bố, bà mẹ thường không an tâm về món đồ chơi mà các con chọn vì sợ không hợp lứa tuổi và sợ con vì thích mà quá ham chơi  và dẫn đến chểnh mảng việc học hành.

Chính vì vậy, ông còn mời các cô giáo mầm non đến làm nhân viên cho cửa hàng, giúp tư vấn cho bố mẹ và hướng dẫn trẻ chọn đồ chơi sao cho phù hợp với lứa tuổi và mang tính giáo dục cao mà bọn trẻ vẫn thích.

Ngay lập tức chương trình marketing đó mang lại hiệu quả bất ngờ, từng đứa trẻ hồ hởi xách ra hàng giỏ đồ chơi đủ loại, doanh số cửa hàng không những được hồi phục mà còn tăng gần gấp đôi do hút được lượng khách đi siêu thị xong cũng ghé cửa hàng của ông để bọn trẻ lượm đồ chơi.

hay-nhu-ong-chu-cua-hang-do-choi-2

Như vậy có thể thấy rằng, chiến dịch marketing này thành công vì ông chủ cửa hàng đồ chơi đã biết đánh đúng tâm lý của trẻ em - ở đây là người sử dụng sản phẩm là được tự mình lựa chọn món đồ mình thích, nên lúc nào cũng chỉ muốn đến cửa hàng của ông để mua; ngoài ra còn nhận được sự ủng hộ từ  các ông bố, bà mẹ - người mua hàng vì họ cảm nhận được giảm giá, được trải nghiệm tại không gian để các ông bố bà mẹ trong lúc chờ con lượm đồ chơi và có thời gian trao đổi thêm về kinh nghiệm nuôi dạy con cái cũng như nhận lời khuyên từ chuyên gia – các cô giáo mầm non.

 Thật là một cách làm thông minh, và cách làm này có thể áp dụng cho không chỉ ngành hàng  đồ chơi trẻ em mà tất cả các ngành hàng. Mấu chốt là ở sự khác biệt và lắng nghe khách hàng.

Hãy như ông chủ này!

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất