Đi tìm nguyên nhân thất thoát hàng tại các cửa hàng tạp hoá
Cửa hàng tạp hoá với hàng trăm sản phẩm thiết yếu cần cho cuộc sống hàng ngày như: đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng, đồ ăn nhanh, đồ dùng học tập, nước giải khát… Sự không đồng nhất về thể loại sản phẩm khiến cho việc quản lý luôn khó khăn và nếu không có phương pháp quản lý phù hợp rất dễ dẫn đến thất thoát hàng hoá không đáng có. Nếu cửa hàng tạp hoá của bạn đang rơi vào tình trạng giảm doanh thu, thất thoát hàng hoá không rõ nguyên nhân thì hãy tỉnh táo tìm hiểu xem cửa hàng có rơi vào các trường hợp sau hay không.
1. Thất thoát vì lượng hàng hoá quá lớn, không kiểm kho thường xuyên
Sản phẩm tại các cửa hàng tạp hoá thường số lượng lớn, sản phẩm lặt vặt, một mặt hàng lại có tới nhiều thương hiệu khác nhau vì vậy nhân viên bán hàng không thể nhớ hết được số lượng các mặt hàng. Với cách bán hàng truyền thống, ghi chép sổ sách thì số lượng mặt hàng bán ra trong ngày lên tới vài chục, vài trăm sản phẩm nên nhiều khi nhân viên bán hàng không kịp vào sổ ghi chép.
Trong khi bạn lại không có thời gian để tiến hành kiểm kho thường xuyên. Như vậy sẽ xảy ra sự chênh lệch giữa tồn thực tế với tồn trên sổ sách, giữa tiền lãi thực với tiền lãi trên con số. Việc không kiểm soát được vấn đề này rất dễ dẫn đến thất thoát hàng hoá mà chính bạn cũng không biết được con số cụ thể là bao nhiêu. Nhưng mỗi ngày một 1 ít tích tụ lại, doanh thu của cửa hàng bị giảm sút đáng kể.
2. Tiền nhập hàng thay đổi liên tục, khó quản lý giá bán
Đặc trưng của các mặt hàng tạp hoá là giá nhập thay đổi liên tục nhưng lại thay đổi không đáng kể. Mỗi lần nhập hàng có thể chênh nhau từ 200-500 đồng.
Vì vậy mà nhiều cửa hàng tạp hoá quản lý giá không kịp, chấp nhận bán theo giá cũ. Có thể sự chênh lệch trên một mặt hàng không đáng kể, nhưng nhiều mặt hàng thì số tiền thất thoát của cửa hàng tạp hoá cộng lại cũng rất lớn.
3. Thất thoát từ nhân viên bán hàng
Bạn là chủ cửa hàng tạp hoá đôi khi còn không nắm hết được số lượng mặt hàng, mặt hàng nào còn tồn kho và tồn kho bao nhiêu thì là điều kiện rất thuận lợi cho nhân viên bán hàng có tính không trung thực biển thủ tiền bán hàng.
Giả sử nhân viên bán hàng bán 1-2 sản phẩm nhưng không lưu sổ mà cất tiền đó đi thì nếu bạn không kiểm soát hàng hoá chặt chẽ, bạn có thể mất hàng mà không hề biết.
4. Giải pháp quản lý cửa hàng tạp hoá hiệu quả với phần mềm bán hàng
Với phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hang, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát hàng tồn kho tại cửa hàng tạp hoá. Công việc kiểm kho cũng được diễn ra đơn giản hơn. Bạn hoàn toàn có thể nắm được mặt hàng nào đang bán chạy, mặt hàng nào còn tồn nhiều để điều chỉnh kế hoạch nhập hàng.
Báo cáo kinh doanh cũng được cập nhật hàng ngày trên hệ thống, giảm thiểu tối đa thất thoát của bạn trong quá trình bán hàng. Hơn nữa, việc ứng dụng phần mềm bán hàng vào quá trình quản lý cũng là cách hiệu quả để kiểm soát hoạt động bán hàng của nhân viên.