BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU khi mở chuỗi cửa hàng bán lẻ

Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng lại mang giá trị nhận diện rất lớn. Không phải tự dưng mà nhiều doanh nghiệp, cửa hàng chi ra số tiền hàng trăm triệu để có bộ nhận diện thương hiệu riêng, bởi thương hiệu sẽ tạo ấn tượng quan trọng cho khách hàng để ghi nhớ về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Và trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bảo vệ thương hiệu khi mở chuỗi cửa hàng bán lẻ là rất quan trọng, cũng giống như việc gìn giữ uy tín của cửa hàng vậy.

1. Thực trạng tại Việt Nam

bao-ve-thuong-hieu-khi-mo-chuoi-cua-hang-ban-le

Nếu chủ cửa hàng có đủ nguồn lực, tự mở chuỗi là điều kiện khá lý tưởng có thể bảo vệ thương hiệu của mình một cách tốt nhất. Nhưng sẽ có nhiều người lựa chọn con đường khác để khai thác nhanh hơn đó chính là nhượng quyền. Tại Việt Nam, thị trường đang bước vào giai đoạn tiềm năng, ngày càng có nhiều thêm những chủ cửa hàng nhận thức được cơ hội mở khi kinh doanh chuỗi, thương hiệu sẽ được phủ rộng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên vẫn đang tồn tại những phát sinh kèm theo đó, như:

- Thương hiệu chưa đủ tốt, đã vội vàng nhượng quyền. Dẫn tới thiệt hại về tài chính cho từng chi nhánh, hướng đi phát triển không rõ ràng, và có thể gây nguy cơ phá sản.

- Nhượng quyền nhưng không quản lý được cả chuỗi cửa hàng. Dẫn tới chất lượng giữa các chi nhánh không đồng đều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu. Cụ thể là bài học về cafe Tonkin thời điểm những năm 2012, xuất phát từ một tụ điểm có chất lượng đồ uống ngon tại Hà Nội, cơ sở nào cũng đông khách nhưng rồi phải bán thống tháo vì vỡ nợ. Khâu quản lý yếu kém dẫn tới cả chuỗi hệ thống lao đao một thời gian dài.

- Điều khoản hợp đồng nhượng quyền thiếu chặt chẽ. Nguyên do này sẽ dễ khiến bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền xảy ra tranh chấp, bất đồng trong quá trình bảo vệ hình ảnh của thương hiệu. Bên A muốn thế này nhưng bên B muốn thế khác, không thỏa thuận được với nhau sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín mà thương hiệu đã xây dựng.

- Thương hiệu nội địa cạnh tranh thương hiệu nước ngoài. Không còn xa lạ gì với những thương hiệu thời trang, ẩm thực, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, … nổi tiếng thế giới đang ngày càng nhận ra “mảnh đất màu mỡ" tại Việt Nam mà đổ bộ tới tấp, giành không ít thị phần với các thương hiệu trong nước. Đồng ý rằng điều đó sẽ khiến thị trường bán lẻ thêm sôi động, nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn về vấn đề cạnh tranh cho thương hiệu nội địa.

2. Hướng đi

bao-ve-thuong-hieu-khi-mo-chuoi-cua-hang-ban-le

Khi nhận ra những thực trạng đang mắc phải, đồng nghĩa chủ cửa hàng cần giải quyết triệt để các vấn đề đó để chuỗi cửa hàng của mình hoạt động hiệu quả nhất.

- Mô hình kinh doanh đơn giản. Yếu tố đầu tiên để nhân rộng mô hình kinh doanh đó là nó phải dễ nhân rộng. Hãy tưởng tượng nếu mô hình cửa hàng bán lẻ quá phức tạp trong một vài hoặc tất cả các khâu thì quá trình nhượng quyền sẽ tốn công sức vô cùng. Hãy đơn giản hoá mô hình nhưng không vẫn phải nêu bật yếu tố độc lạ của mình để những hoạt động sau đó giúp gây ấn tượng về thương hiệu cho cả khách hàng và bên muốn nhận nhượng quyền.

- Xây dựng thương hiệu tốt. Để mong muốn mở rộng từ một thành nhiều chi nhánh, cửa hàng đầu tiên của bạn phải làm ăn thật tốt. Doanh thu ngày càng tăng lên, mức độ nổi tiếng cũng phủ xa hơn nhờ điểm đặc biệt không cửa hàng nào có được. Sự độc đáo mang tính độc quyền sẽ “mời gọi" nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chung tay để mở rộng thương hiệu với bạn.

- Điều khoản hợp đồng chặt chẽ, kiểm soát chất lượng của từng cơ sở. Phải nhớ, thương hiệu là đứa con do bạn sinh ta, bảo vệ nó là trách nhiệm của bạn. Khi đã ký hợp đồng cho phép người khác sử dụng công sức, chất xám của mình để kinh doanh thì bạn càng cần sát sao hơn nhiều về chất lượng, hình ảnh, trải nghiệm mà của từng chi nhánh mang lại cho khách hàng đã đúng tiêu chí bản hợp đồng đặt ra chưa. Bởi chỉ cần đi sai lệch vào bước quy trình thôi là uy tín của thương hiệu đó đã có thể sụp đổ rồi.

- Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng nhằm đưa ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng thị trường tốt hơn các thương hiệu nước ngoài. Đừng e sợ trước những “gã khổng lồ" như 7 Eleven, KFC, Starbuck, … bởi chưa chắc họ đã hiểu người bản địa bằng chính chủ cửa hàng đã sinh sống ở đây. Nghiên cứu thị trường là khâu vô cùng quan trọng để bạn biết khách hàng mục tiêu của mình muốn gì và đáp ứng nhu cầu chính xác cho họ, cũng như vậy các chiến dịch quảng cáo để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng cũng nên đánh thẳng vào mong muốn khách hàng thay vì chỉ khơi gợi một cách chung chung như nhiều thương hiệu ngoại nhập vẫn làm.

Bảo vệ thương hiệu khi mở chuỗi cửa hàng đôi khi là một “cuộc chiến" mà bạn phải hết sức quyết liệt để gìn giữ uy tín cho công sức gây dựng của mình. Hãy tìm kiếm những “trợ thủ” đắc lực như các công cụ thông minh, phần mềm quản lý bán hàng nhằm tạo ra quy trình thuận tiện nhất để chuỗi cửa hàng của bạn kinh doanh hiệu quả.

KiotViet chúc bạn kinh doanh thành công.

 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất