BÁN HÀNG TẠP HÓA theo cách truyền thống đã "lỗi thời"
Cửa hàng tạp hóa trong những khu dân cư vẫn thường tồn tại nhờ vào thói quen mua hàng gần nhà của người tiêu dùng, tuy nhiên bán hàng theo phương thức truyền thống đang phải đối mặt với khó khăn khi thương hiệu cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini ngày càng phát triển hiện đại trên thị trường. Đừng để cách bán hàng tạp hóa của mình trở nên “lỗi thời" mà hãy chịu khó cải tiến để gia tăng sức cạnh tranh.
1. Thực trạng
Cửa hàng tạp hóa truyền thống trong khu bạn ở đã tồn tại được bao nhiêu lâu? Liệu bạn có thấy cửa hàng ấy được nhân rộng mở thêm ở nơi khác không? Theo thống kê, có tới 91% các cửa hàng tạp hóa vẫn đang kinh doanh bằng hình thức “bắt chước”, tức là người đã kinh doanh mách nước cho người theo sau cùng nhập hàng hóa về bán để lấy lợi nhuận chênh lệch. Độ phổ biến trở thành cũ kĩ bởi cách bán hàng tạp hóa truyền thống khó lòng phát triển hơn được.
- Mặt bằng và sản phẩm: Cửa hàng tạp hóa theo mô hình truyền thống thường sử dụng mặt bằng tại gia để tận dụng kinh doanh với diện tích khoảng 20m2 để bày biện đồ đạc. Chi phí thuê cửa hàng không mất, nên mức giá bán lẻ vô hình chung lại là “thước đo" để người tiêu dùng đánh giá. Một cửa hàng tạp hóa sẽ bán rất nhiều mặt hàng tiêu dùng từ bánh kẹo, sữa, cho tới bột giặt, kem đánh răng,... Việc giữa các cửa hàng bán sản phẩm na ná nhau là điểm kém nổi trội, càng khiến cuộc cạnh tranh về giá thêm khốc liệt dù chỉ chênh nhau vài nhìn đồng.
- Bán hàng theo hình thức cũ: Hãy thử nhớ xem làm thế nào bạn biết trong khu có một cửa hàng tạp hóa mới? Có phải đa phần là do nghe từ người thân, hàng xóm nhắc rằng vì họ đi qua nên họ nhìn thấy cửa tiệm đó mở chứ không phải do chủ cửa hàng đó chủ động mời? Việc đợi chờ khách tới mua lấy thứ cửa hàng có mà không tạo ra thêm nhu cầu để cung cấp là thực trạng chung của hầu hết cửa hàng tạp hóa. Sự bị động, tư tưởng “mở bán cho vui" đã khiến những cửa hàng như vậy trở nên “lỗi thời" ngay từ khi kinh doanh và khó lòng phát triển hơn được.
- Ghi chép bằng sổ sách: Thời đại công nghệ đã có nhiều bước tiến mới nhưng nhiều chủ cửa hàng vẫn mất thời gian để ghi chép từng số liệu, việc thống kê thủ công phức tạp dễ gây ra nhầm lẫn, thiếu chính xác, dễ hao hụt. Rủi ro bảo quản như rách, nhòe, ướt, làm mất,... đề là những nguyên nhân khiến chủ cửa hàng không kiểm soát được dòng tiền và gây nguy hại cho hoạt động kinh doanh của mình.
Một mô hình mà rất nhiều chủ cửa hàng cùng khai thác giống nhau từng bước, tất yếu sẽ khó lòng trụ vững khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Đây là lúc cần tìm ra giải pháp để cải tiến cách bán hàng tạp hóa theo phương thức khoa học, hiện đại hơn.
2. Giải pháp
- Sử dụng phần mềm: Đầu tiên, hãy tiêu chuẩn hóa quy trình bán hàng. Sức người khó có thể quán xuyến tất cả mọi việc chuẩn xác thì phải nhờ đến công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này giúp thống kê theo con số từ khâu nhập - xuất, nhắc nhở về lượng hàng hóa tồn kho, tự động báo cáo cuối ngày, lưu trữ thông tin từng đơn hàng, kiểm soát công nợ với nhà cung cấp,... Quản lý từng chỉ tiêu nhỏ nhất để ra được con số tổng thể cuối cùng là cách để phần mềm bán hàng giúp người chủ kiểm soát dòng tiền đang hoạt động ra sao, sinh lãi lợi nhuận thế nào, và từ đó cân đối thu - chi, sử dụng nguồn vốn hợp lý.
- Bán sản phẩm chưa ai có: Lưu tâm đến đối thủ không chỉ bởi giá cả mà còn cần quan tâm xem họ bán cái gì và doanh số ra sao, nhưng như vậy là chưa đủ, phải quan tâm tới cả người tiêu dùng là họ đang cần gì hay có mong muốn gì, rồi tìm ra sản phẩm độc đáo đánh trúng mong muốn khách hàng mà đối thủ không thể cạnh tranh được. Sự nhạy bén của chủ cửa hàng sẽ nằm ở đây khi quan sát được thói quen của khách, nắm bắt được xu thế thị trường và nhanh nhẹn tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng với yêu cầu của mình. Người đi đầu bao giờ cũng sẽ hưởng lợi thế, hãy tiên phong bán những mặt hàng độc đáo mà trong khu vực chưa ai có, giúp tăng doanh thu nhưng đồng thời cũng sẽ tăng được ấn tượng trong lòng khách hàng.
- Nâng cấp cửa hàng: Nếu cửa hàng của bạn có nhiều sản phẩm nhưng sắp xếp lộn xộn, bày trí chật chội, thiếu ánh sáng, không có mùi thơm sạch sẽ cũng dễ khiến khách hàng chỉ muốn đứng ngoài cửa gọi với vào rồi bỏ đi ngay. Đừng quên không gian cửa hàng là yếu tố then chốt giúp níu chân khách xem hàng nhiều hơn, gia tăng cơ hội bán hàng lớn hơn. Bán hàng tạp hóa không có nghĩa là cái gì cũng bán, nên phân loại từng mặt hàng cụ thể và chia khu, các khu cần có khoảng trống cách nhau để dễ nhìn - dễ lấy, đừng để hàng hóa “ngồn ngộn" chất đống thiếu khoa học thì dù đa dạng đến mấy cũng khiến khách khó lòng quay lại lần sau.
- Quảng cáo: Không cần làm gì lớn nếu đối tượng khách hàng của bạn tập trung vào khu dân cư sinh sống nhưng hãy tự giới thiệu cửa hàng mình về chương trình khuyến mãi trong thời gian khai trương, về sản phẩm độc đáo chỉ cửa hàng bạn mới có, hay những sự kiện nhỏ như dùng thử miễn phí. Tất cả những điều này bạn hoàn toàn có thể “lan truyền" thông tin qua những khu chợ, treo băng rôn, phát tờ rơi, bán hàng online,…
Trên đây chỉ là một vài giải pháp cơ bản nhưng nếu làm đúng và đủ chủ cửa hàng đã có thể gia tăng sức cạnh tranh của mình. Đừng để cách bán hàng tạp hóa “lỗi thời" kìm chân bước tiến nếu bạn có tiềm năng phát triển hơn thế, hãy chỉnh đốn lại quy trình và cập nhật những phương thức mới để bán hàng tạp hóa hiệu quả hơn.
KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất