6 dấu hiệu MÔ HÌNH KINH DOANH “tụt dốc không phanh”

Các chương trình khuyến mãi không còn tác dụng, lợi nhuận thu về ngày càng giảm, doanh số tháng này chỉ bằng 2/3 tháng trước, … Có rất nhiều dấu hiệu thông báo mô hình kinh doanh bán lẻ đang kém hiệu quả, nếu chủ cửa hàng không kịp thời nhận ra để cải thiện sẽ khiến hoạt động kinh doanh ngày càng “tụt dốc không phanh”.

Dấu hiệu cảnh báo mô hình kinh doanh kém hiệu quả

Chuyển đổi mô hình kinh doanh sang một hình thức mới là điều rất khó khăn, nhưng không cải thiện sẽ khiến sự kém hiệu quả tiếp tục kéo dài trở thành nguyên nhân “giết chết” cửa hàng. Tham khảo 6 dấu hiệu sau đây để xác định liệu đã đến thời điểm bạn cần thay đổi mô hình kinh doanh hay chưa.

6-dau-hieu-mo-hinh-kinh-doanh-tut-doc-khong-phanh

1. Chiến lược kinh doanh liên tục bị thay đổi

Bạn tạo ra thêm dịch vụ mới mẻ nhưng lại mặc nhiên yêu cầu khách trả thêm tiền dù chưa biết khách có muốn không. Bạn thay đổi mục tiêu chóng vánh dựa vào ý kiến số ít khách phản hồi. Bạn cứ liên tục chạy theo thị trường hoặc khách hàng là vô tình bạn đã quên đi điều gì làm nên sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình, đồng thời khiến nhân viên mất phương hướng và hoang mang.

Một cửa hàng khi liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh sẽ khiến khách hàng băn khoăn không phân biệt được đâu là giá cả dịch vụ, đâu là chương trình khuyến mãi, đâu là dịch vụ gia tăng để mà lựa chọn. Bên cạnh đó, chính người chủ cửa hàng cũng phải liên tục nghĩ ra phương án mới dù chưa đo lường được hiệu quả của phương án cũ càng khiến công việc của bạn thêm bận rộn mà chẳng mang lại được giá trị thực sự cho cửa hàng.

Nếu đang lâm vào tình trạng đó, đã đến lúc bạn phải tìm ra và lựa chọn một phương thức kinh doanh đủ bền vững, nhằm đánh giá chính xác năng lực vận hành của cửa hàng như thế nào, từ đó mới có những giải pháp tiếp theo để cải thiện hiệu quả kinh doanh.  

2. Khách hàng đang “rời bỏ” bạn

Nếu nhận thấy bạn đang mất đi một lượng lớn khách hàng quen, phải nhanh chóng tìm ra lý do. Yếu tố nhân viên, chất lượng, dịch vụ, … từ cửa hàng có vấn đề gì? Hay do đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với bạn? Có mặt hàng nào thay thế mà khách hàng ưa sử dụng hơn không? Nếu có thì sản phẩm đó mang ưu và nhược điểm gì?

Bạn phải giải quyết tất thảy những câu hỏi cấp bách đó để tìm ra giải pháp, nếu không thể “chữa cháy” buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh hiệu quả hơn.

3. Đối thủ cạnh tranh vượt trội

Có rất nhiều chiêu trò cạnh tranh đến từ các đối thủ nhằm tranh thị phần, nhưng nguy hiểm hơn hết là những đối thủ mới ra đời kinh doanh cùng loại sản phẩm/dịch cụ với cửa hàng bạn nhưng lại áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, những chiến dịch quảng bá hấp dẫn, cách truyền thông độc đáo gây ấn tượng mạnh với người dùng. Hãy thử nghĩ xem, nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn vẫn thế trong khi đối thủ lại có sức thu hút hơn, chẳng phải đã đến lúc để thay đổi cách thức kinh doanh rồi sao.

6-dau-hieu-mo-hinh-kinh-doanh-tut-doc-khong-phanh 1

4. Tiếp tục đầu tư vào những sản phẩm không mang lại lợi nhuận.

Nhiều chủ cửa hàng thường nhớ đến những thành công trong quá khứ dẫn tới phản xạ chậm chạp khi tiếp nhận phản hồi mới từ thị trường. Lợi nhuận giảm sút do tăng chi phí đầu vào, tốc độ tăng quá cao so với giá thành. Việc cố chấp đầu tư vào những sản phẩm không mang lại lợi nhuận sẽ ngăn cản bạn có cơ hội xâm nhập vào thị trường mới tiềm năng hơn.  

5. Chủ cửa hàng có quá cổ hủ

Cách suy nghĩ của mỗi cá nhân trong điều hành hoạt động kinh doanh thường mang tính độc lập và khó có sự can thiệp từ bên ngoài. Nhưng khi chủ cửa hàng nhất quyết không chịu thay đổi phương thức kinh doanh đã bị coi là lạc hậu, thì tính kiên định trong trường hợp này trở thành yếu tố khiến cửa hàng rơi vào bế tắc. Bạn từ chối áp dụng công nghệ mới ngay cả khi được khách hàng yêu cầu thì cái giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều lần số tiền mà bạn đầu tư. Nếu bạn nhận ra được xu hướng của thị trường và kịp thời thay đổi theo nó càng sớm, thì lợi ích mà bạn gặt hái được sẽ càng nhiều.

6. Bạn cho rằng các suy tính chiến lược chỉ dành cho công ty lớn

Lập kế hoạch và tầm nhìn chiến lược quan trọng với tất cả các mô hình kinh doanh. Dù bạn chỉ đang mở một cửa hàng bán lẻ nhưng không có kế hoạch cụ thể sẽ khiến hoạt động của bạn rất mơ hồ, dễ đánh mất niềm tin vào bản thân và nhân viên của mình. Từ đó dẫn đến sự trễ nải, thiếu đi mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy cửa hàng phát triển tốt hơn.  

Nếu bạn gặp phải một trong các điều trên thì đó là dấu hiệu báo cho bạn biết đã đến thời điểm phải xem xét để cải thiện mô hình kinh doanh của mình. Tùy thuộc vào mức độ, thực trạng và điều kiện của mỗi cửa hàng, hãy lựa chọn những bước đi tiếp theo đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Cải thiện mô hình kinh doanh

6-dau-hieu-mo-hinh-kinh-doanh-tut-doc-khong-phanh

Khi đã nhận ra dấu hiệu cửa hàng mình đang là mô hình kinh doanh kém hiệu quả, cần có chiến lược thay đổi hợp lý để nhanh chóng cứu vãn tình hình. Như đã chia sẻ ở bài trước: (link), có rất nhiều mô hình kinh doanh xuất hiện theo thời gian, tùy vào từng thời điểm phát triển của thị trường. Điều quan trọng là bạn nhận ra vấn đề cốt lõi mình đang gặp phải là gì, để áp dụng được mô hình kinh doanh mới phù hợp.

Trên thế giới có những ví dụ tiêu biểu như hãng sản xuất dao cạo râu Gillette sẵn sàng bán những dòng dao cạo chỉ bằng với chi phí sản xuất, hoặc thậm chí thấp hơn, bởi họ mong kiếm tiền nhờ việc bán cho người dùng lưỡi dao thay thế để lắp vào dao cạo - mang lại nguồn lợi đều đặn với tỷ lệ lãi cao hơn.

Một ví dụ khác, khi thị trường mỹ phẩm handmade cạnh tranh nhau về giá, cộng với xu thế mọi người thích tự làm mỹ phẩm cho mình đã có những chủ cửa hàng đổi sang kinh doanh nguyên liệu mỹ, mở các lớp hướng dẫn làm mỹ phẩm handmade, … Kết quả là thành công hơn, ít sự cạnh tranh hơn.

Hay như việc thay vì bán đồ chơi cho trẻ em thì chuyển sang cho thuê đồ chơi đắt tiền. Mô hình kinh doanh đổi mới này giúp cho nhiều trẻ em có cơ hội chơi đồ chơi tốt mà cha mẹ lại không phải tốn quá nhiều kinh phí để mua chúng.   

Có rất nhiều phương án để có thể cải thiện tình hình kinh doanh. Trong thời điểm thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, việc kịp thời nhận ra nhằm thay đổi mô hình kinh doanh tốt hơn là điều cấp thiết mà các chủ cửa hàng cần làm.

Để tìm hiểu thêm nhiều hơn kiến thức để khởi nghiệp và phát triển mô hình kinh doanh, tham gia ngay buổi chia sẻ đến từ các Nhà đầu tư, CEO, chuyên gia bán lẻ đến từ nhiều thương hiệu thành công như: Xe điện PEGA (HK Bike), Ô Mai Hồng Lam, ...

Sự kiện: LEAD - BỆ PHÓNG KINH DOANH 2017

Chủ đề tại Hà Nội: Kinh doanh bán lẻ - TỪ MÔ HÌNH ĐẾN CHUỖI

Thời gian: 8:30 - 12:00 ngày 5/8/2017

Địa điểm: TT Hội nghị Star Galaxy - 87 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

ĐĂNG KÝ NGAY: https://goo.gl/tj4TjF

------------------------------------

LEAD là chuỗi sự kiện dành cho những người đang kinh doanh bán lẻ.

Tại đây, người tham gia sẽ được gặp gỡ các CEO của những thương hiệu bán lẻ số 1 trên thị trường và được lắng nghe các chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ những kiến thức quý báu mà họ đã trải qua trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Không chỉ là những câu chuyện thành công, mỗi CEO, chuyên gia sẽ mang kinh nghiệm của mình gói lại thành công thức, mô hình để bạn có thể học hỏi và áp dụng.

LEAD: Learn – Engage – Apply – Develop.

Với mục tiêu gây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để làm ‘’Đúng ngay từ khi bắt đầu’’, tại LEAD, bạn sẽ có cả một hành trình. Bắt đầu từ việc Học hỏi những bài học ngoài sách vở, Với kiến thức được đúc rút từ thành công và vô số lần thất bại của những người đi trước, bạn sẽ Trải nghiệm và chọn lọc ra điều phù hợp nhất với định hướng của mình, sau đó là quá trình Áp dụng, rút kinh nghiệm và từng bước Phát triển cửa hàng/chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Vì vậy, chúng tôi gọi LEAD là Bệ phóng kinh doanh của bạn.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất